Nhiếp ảnh gia không chân công bố dự án ảnh Di sản chiến tranh

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Niềm đau câm lặng trên khuôn mặt người đàn bà Lào, nỗi buồn vây bủa thâ‌n hìn‌h không toàn vẹn của người đàn ông Việt... là những tác phẩm về số phận con người thời hậu chiến của nhiếp ảnh gia tàn tật Giles Duley.
Nhiếp ảnh gia không chân công bố dự án ảnh Di sản chiến tranh
Nhiếp ảnh gia Giles Duley sinh năm 1971 tại Anh. Vào thập niên 1990, anh tự học chụp ảnh và khởi nghiệp bằng việc cộng tác chụp hình thời trang và người nổi tiếng cho các tạp chí lớn như GQ, Esquir

Nhiếp ảnh gia người Anh Giles Duley là một trong những tay máy có số phận kỳ lạ của làng nhiếp ảnh thế giới. Năm 2011, khi đi tìm đề tài sáng tác tại một vùng chiến sự ở Afganishtan, anh gặp tai nạn nổ mìn. Bị thương nguy kịch, phải trải qua hàng loạt cuộc điều trị, phẫu thuật, với nhiều biến chứng tưởng như không cứu được, nhà nhiếp ảnh này vẫn kiên cường trở về từ cõi chết. Sự hồi phục của anh là điều kỳ diệu nhờ vào ý chí và nghị lực. Nhiều người lính từng rơi vào tình trạng như Duley đã không thể qua khỏi.

Mất hai chân và cả tay trái vì sự cố, Giles Duley không từ bỏ đam mê nhiếp ảnh. Với sự trợ giúp của bạn bè, đồng nghiệp, người thân cùng nỗ lực bản thân, anh vẫn quay lại Afganishtan, tiếp tục đến với các nơi chịu ảnh hưởng lâu dài của những cuộc chiến, xung đột trên thế giới... để chụp lại những thân phận thường dân cùng nỗi đau, mất mát mà họ phải chịu đựng.

Ngày 1/3 vừa qua, bốn năm sau khi thoát khỏi lưỡi hái tử thần, trên Guardian, Giles Duley công bố dự án tư liệu ảnh kéo dài trong hai năm của anh với tên gọi "Legacy of War" (tạm dịch: Di sản của chiến tranh).

Dự án "Legacy of War" của Giles Duley được chia làm 4 giai đoạn chính. Trong giai đoạn đầu tiên, anh tập hợp những bức ảnh do mình thực hiện về nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của chiến tranh ở khoảng 14 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới. Đó là chuỗi bức ảnh kể lại những câu chuyện, số phận con người đằng sau cuộc chiến tranh ở Angola, Anh, Colombia, Lào, Việt Nam, Li băng, Ai Cập, Mỹ, Bắc Ireland... Nhân vật của anh là những người tị nạn, nạn nhân của rối loạn sau chấn T.Tâm lý, người tàn tật, nạn nhân của B.H tìn‌ּh dụ‌ּc, nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân của bom, mìn... Kèm theo mỗi tác phẩm nhiếp ảnh, Giles Duley còn cung cấp những tài liệu, ghi chép của anh, lời tâm sự của nhân vật... để giúp mọi người hiểu hơn về câu chuyện của họ.

Nữ phóng viên người Anh Kate Kellaway từng nhận xét, trong các tác phẩm của mình Giles Duley có khả năng nhìn thấu suốt số phận con người với một sự thấu cảm cao.

Ông Dinh Thu bị mất cả hai tay và tổn thương não khi bị tai nạn nổ mìn trong vườn nhà. Cuộc sống của ông hiện giờ phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người vợ. Ảnh Giles Duley chụp tại Việt Nam năm 2014.

Ở giai đoạn thứ hai, Giles Duley hy vọng được hợp tác với nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ... để sáng tác thêm những tác phẩm lấy cảm hứng từ các bức ảnh và tài liệu được anh cung cấp. Anh mong rằng, với sự chắp cánh của văn học, âm nhạc, tác phẩm của dự án sẽ có chiều sâu hơn. Tiếp đến, nhiếp ảnh gia người Anh muốn tổ chức những cuộc triển lãm ảnh, ra sách, giới thiệu phim về dự án của mình. Và cuối cùng là mang dự án này đến trường học với mục đích giáo dục dành cho sinh viên - học sinh. Do là nhiếp ảnh gia tự do, làm việc độc lập, Giles Duley cho biết, anh rất cần sự hỗ trợ về mặt tài chính của những người quan tâm.

Giles Duley bộc bạch, dự án này là ước mơ ấp ủ cả cuộc đời cầm máy của anh - một cuộc đời, trớ trêu, cũng bị tác động gián tiếp của chiến tranh. Thông điệp Duley muốn gửi đến mọi người chính là hậu quả nghiêm trọng, nặng nề và dài lâu của những cuộc chiến tranh ngay cả khi chúng được xem là đã kết thúc. chiến tranh ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến tâm lý mọi người, đến môi trường sống, môi trường tự nhiên, để lại những vết thương và vết sẹo vĩnh viễn trên thân thể con người hàng bao thập kỷ. Nó còn tác động đến nhiều thế hệ được sinh ra sau thời chiến.

Năm 2014, để bắt đầu dự án của mình, Giles Duley có các chuyến đến đến Việt Nam, Lào, Li băng... Những người dân anh gặp và câu chuyện về cuộc đời bị tác động bởi dư âm lâu dài của chiến tranh thôi thúc Duley chia sẻ những bức ảnh đến khán giả thế giới.

Trong lời kêu gọi sự ủng hộ của mọi người dành cho dự án, nhiếp ảnh gia kể lại câu chuyện về cô bé Khawla 12 tuổi anh gặp ở Li băng. Sau ba năm sống giữa cuộc chiến tàn khốc, dai dẳng ở Syria, cô bé cùng gia đình trốn sang Li băng tị nạn. Tuy nhiên, bé bị sang chấn tâm lý nặng nề. Năm rồi, Khawla uống thuốc chuột để cố gắng t‌ּự t‌ּử. Khawla là một đại diện cho những người vô tội vẫn buộc phải có trải nghiệm đau thương về chiến tranh. Dù họ thoát khỏi cuộc chiến, nỗi ám ảnh về nó vẫn đeo bám họ.

Với những người dân thường như Khawla, chiến tranh vĩnh viễn là một phần của cuộc đời. Ảnh: Giles Duley.

Khi đặt chân đến Việt Nam, Giles Duley không khỏi bàng hoàng khi biết sau 40 năm chiến tranh kết thúc, nỗi đau bom mìn còn in hằn lên người dân và cuộc sống của họ. Ở Việt Nam, có hơn 126.000 người bị thương hay bị sát hại từ vật liệu nổ còn sót lại từ sau khi chiến tranh kết thúc cho đến nay.

Những gì Giles Duley tận mắt chứng kiến, tận tai nghe kể khiến anh thấy nỗi đau về mất mát của bản thân anh phần nào nguôi ngoai. Nhiếp ảnh gia chia sẻ, so với câu chuyện đời anh, những nỗi đau phía sau số phận từng bức ảnh còn lay động lương tri con người lớn hơn gấp nhiều lần.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật