Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Triển khai nhiều biện pháp để “nắn lại” dòng vốn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nếu để ý kỹ, trong cơ chế chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vài năm trở lại đây đã có những điều chỉnh giảm bớt việc ngân hàng cung cấp vốn cho kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu (đây là biện pháp trực tiếp). Gián tiếp thì việc giảm mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, chống vàng hóa, đôla hóa cũng khiến cho kênh TTCK trở nên hấp dẫn hơn với người gửi tiền.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Triển khai nhiều biện pháp để “nắn lại” dòng vốn
Bất kỳ nước nào trên thế giới muốn phát triển TTCK lành mạnh đều phải dựa vào trái phiếu chính phủ.

Hệ thống tài chính gồm hai phần: Thứ nhất là hệ thống tín dụng, ngân hàng (còn gọi là thị trường tiền tệ, tại đây người ta trao đổi vốn ngắn hạn). Hệ thống này làm trung gian giữa cung và cầu vốn bằng cách huy động vốn nhàn rỗi và cho các đơn vị cần vốn vay. Hai là thị trường vốn dài hạn (còn gọi là thị trường chứng khoán, nơi các đơn vị cung-cầu vốn gặp nhau trực tiếp thông qua việc mua/bán cổ phiếu và trái phiếu).

Trên thế giới, ở nhiều nước, hệ thống tài chính hoạt động tốt. Đặc biệt ở Anh và Mỹ, thị trường vốn rất phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam - đất nước mới chuyển sang kinh tế thị trường chưa lâu - thì hệ thống ngân hàng đóng vai trò quá lớn, chiếm tới 80% quy mô, còn thị trường vốn chỉ chiếm khoảng 20%.

Do nhiều nguyên nhân, cho đến nay đa số người dân và nhiều tổ chức vẫn chọn hình thức gửi tiền vào hệ thống ngân hàng để hưởng lãi suất mà không đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu. Tình trạng này đặt gánh nặng quá lớn và “trái vai” đối với hệ thống ngân hàng và khiến cho hệ thống tài chính của Việt Nam hoạt động vẫn chưa hiệu quả, vốn nhàn rỗi chưa được huy động vào những nơi có nhu cầu. Tình trạng này gây lãng phí, thiệt hại và cản trở sự phát triển kinh tế.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình (ảnh nhỏ) đã sớm nhận ra điều này. Cách đây hơn một năm ông đã từng suy nghĩ đến cách làm thế nào để có thể “nắn dòng” vốn nhàn rỗi trong xã hội hướng vào TTCK nhiều hơn. Nếu làm được điều này, sẽ đạt được cùng lúc mấy mục tiêu là giảm rủi ro thanh khoản cho hệ thống ngân hàng vì các doanh nghiệp chủ yếu huy động vốn trung và dài hạn trên TTCK, không trông chờ vào ngân hàng. Lúc này, ngân hàng trở về “đúng vai” của mình chủ yếu là cung cấp các nguồn vốn lưu động, ngắn hạn cho nền kinh tế. Hơn nữa, việc phát triển thị trường vốn Việt Nam sẽ tạo ra hệ thống tài chính bền vững.

Nếu để ý kỹ thì trong cơ chế chính sách của NHNN trong mấy năm gần đây đã có những điều chỉnh giảm bớt việc ngân hàng cung cấp vốn cho kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu (đây là biện pháp trực tiếp). Gián tiếp thì việc giảm mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, chống vàng hóa, đôla hóa cũng khiến cho kênh TTCK trở nên hấp dẫn hơn với người gửi tiền. Hệ thống tài chính được ví von như các bình thông nhau giữa tiền - vàng - ngoại tệ - chứng khoán (nếu nói kênh đầu tư thì còn có bất động sản). Khi hạn chế vào bình này thì tiền sẽ chảy sang bình khác. Từ cuối năm 2014 đến nay, khi lãi suất tiết kiệm giảm mạnh thì một số người có tiền đã bắt đầu suy nghĩ việc đầu tư vào các kênh khác, trong đó TTCK đang được chú ý hơn cả.

Việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay cũng có tác động tốt đến TTCK, vì khi lãi suất vay ngân hàng giảm xuống thì các doanh nghiệp sẽ phải trả lãi ít hơn cho các ngân hàng. Người có cổ phiếu và trái phiếu sẽ có lợi. Đây là điểm sẽ hấp dẫn người có tiền hơn.

Trả lời phỏng vấn báo chí đầu năm mới Ất Mùi, Thống đốc Nguyễn Văn Bình bày tỏ rõ ràng quan điểm của mình về TTCK: “Bất kỳ nước nào trên thế giới muốn phát triển TTCK lành mạnh đều phải dựa vào trái phiếu chính phủ (TPCP). Phải thuyết phục được người dân, tổ chức thay vì gửi tiết kiệm chỉ vài phần trăm, hãy mua trái phiếu này. Trước mắt là lãi suất hơn, sau nữa là nó được mua/bán trên thị trường và có thể có lời. Có thế, mới tạo ra một thị trường sôi động. Cũng từ đó, hệ thống ngân hàng sẽ không phải “ôm” TPCP nữa hoặc “ôm” một phần nhất định thôi. Tự nhiên NH sẽ giải phóng ra một lượng tiền rất lớn để từ đó phục vụ tiếp cho nền kinh tế”. Đây là một tín hiệu tốt cho TTCK Việt Nam cho năm mới khi mà các nhà quản lý đã quyết tâm và có những biện pháp khả thi để dòng vốn nhàn rỗi hướng mạnh hơn về TTCK.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật