Tổng thống Nga Putin “tung cú xoắn” vào cuộc đàm phán hạt nhân Iran

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cùng ngày 23.2, Iran cùng Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, Pháp và Đức nối lại vòng đàm phán để chấm dứt chương trình hạt nhân Iran, Tổng thống Nga Putin “tung cú xoắn“ vào cuộc đàm phán này, bằng ý định bán hệ thống tên lửa đạn đạo Antey-2500 chống máy bay cho Iran.
Tổng thống Nga Putin “tung cú xoắn” vào cuộc đàm phán hạt nhân Iran
Tên ljửa phòng không Antey-2500 của Nga
Theo báo The Wall Street Journal, Tổng thống Nga Putin tung cú xoắn bằng việc tổng giám đốc Sergei Chemezov của tập đoàn quốc phòng Rostec (Nga) nói Tehran đang xem xét đề nghị của Nga, vốn được xem là có thiện cảm với Iran.

Theo TASS, ông Chemezov khi dự một cuộc triển lãm vũ khí ở Abu Dhabi hôm 23.2 đã nói rằng đề nghị bán Antey-2500 cho Iran đã được đặt lên bàn, nhưng chưa có quyết định nào. Ông cũng nói các xung đột ở Trung Đông giúp tăng doanh số vũ khí Nga, đạt tổng cộng 13 tỷ USD trong năm 2014.

Khả năng đạt thỏa thuận mua bán Antey-2500 sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Nga với phương tây, từ khi bùng nổ khủng hoảng chính trị ở Ukraine. Mỹ và EU đã áp nhiều mức cấm vận Nga với cớ Nga hỗ trợ quân đòi ly khai ở miền đông Ukraine, nhưng Nga kịch liệt phủ nhận.

Ông Chemezov có tên trong danh sách các cá nhân và công ty Nga bị Mỹ cấm vận. Rostec là “tập đoàn quốc doanh” chịu trách nhiệm trên hàng chục công ty quốc phòng và công nghệ Nga, gồm công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, vốn có quyền xuất-nhập khẩu vũ khí ở Nga, theo Reuters.

Về lịch sử, Nga và Iran có quan hệ phức tạp, nhưng vài năm qua, hai bên thân cận hơn. Lãnh đạo Iran ca ngợi ý chí chống các thế lực phương tây - nhất là Mỹ - của Tổng thống Nga Putin.

Năm 2010, Điện Kremlin ngưng vụ mua-bán tên lửa phòng không S-300 V (có từ thời 1980) cho Iran, vì các nước phương tây - nhất là Mỹ và Israel phản đối.

Antey-2500 là phiên bản nâng cấp của S-300 vốn chỉ có tầm bay 125 dặm. Antey-2500 là một loại tên lửa đất đối không giúp tăng cường khả năng chiến đấu, gồm tiêu diệt máy bay và tên lửa đạn đạo của địch trong tầm 1.500 dặm, theo đơn vị sản xuất là Almaz-Antey.

Giá bán của Antey-2500 là 1 tỉ USD/hệ thống, theo giá Nga đã bán cho Venezuela.

Thời điểm công bố ý định bán Antey-2500 vào lúc Nga là thành viên của nhóm P5+1 trong vụ thương lượng với Iran với hy vọng Cộng hòa Hồi giáo này ngưng làm giàu uranium (để chế tạo một quả bom hạt nhân).

Ngoại trưởng Mỹ đến dự cuộc đàm phán với Iran
Sau cuộc nói chuyện 2 ngày tại Geneve giữa hai Ngoại trưởng Mỹ-Iran là John Kerry và Mohammad Javad Zarif, một quan chức cấp cao Mỹ nói: Mỹ đạt vài tiến bộ trong cuộc nói chuyện này và cố “làm rõ vài vấn đề khó” nhưng hai bên vẫn còn nhiều việc phải làm.

P5+1 (Nga, Pháp, Anh, Đức, Mỹ, TQ) và Iran sẽ lại gặp nhau vào ngày 2.3 (chưa xác định địa điểm). Các nhà thương lượng hy vọng đến hạn chót 31.3 sẽ đạt được một thỏa thuận chính trị, nhưng quan chức Mỹ nói sẽ không vội đạt một thỏa thuận khi chưa đạt được các mục tiêu mà Tổng thống Mỹ Barack Obama giao cho đoàn Mỹ.

Mục tiêu đó là bảo đảm Iran không có được phương tiện và công nghệ để sản xuất một loại vũ khí hạt nhân (VKHN).

Iran khẳng định không hề có tham vọng sở hữu VKHN, hy vọng sẽ được quốc tế chấm dứt cấm vận.
Israel nói Iran "nguy hiểm"

Hiện thời hạn chót đến gần khiến có sự chia rẽ giữa Mỹ và đồng minh thân cận Israel.

Tel Aviv gọi cuộc đàm phán trên là “gây ngạc nhiên và nguy hiểm” và Mỹ cáo buộc Israel gây rối cho mục đích của Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Ya’alon ra tuyên bố, rằng “Một thỏa thuận với Iran là nỗi nguy hiểm lớn cho nền hòa bình của thế giới phương tây và là nỗi đe dọa cho an ninh Israel”.

Ông còn nói thỏa thuận sẽ cho phép Iran thoát khỏi sự trừng phạt kinh tế hiện tại, trong khi Tehran vẫn tiếp tục làm giàu uranium.

Ông gọi Iran là “chế độ nguy hiểm nhất”, và là nhân tố chính đàng sau sự bất ổn ở Trung Đông.

Dự kiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi hùng biện trước quốc hội Mỹ cũng sẽ xem một thỏa thuận giữa P5+1 cũng là “một thỏa thuận tồi và nguy hiểm”.

Israel hiện là quốc gia Trung Đông duy nhất có kho VKHN duy nhất, và đã dọa tấn công Iran nếu Tehran không thỏa mãn các kế hoạch cho chương trình hạt nhân của Iran.

Vì lãnh đạo Iran liên tục tuyên bố sẽ tiêu diệt Israel, viễn cảnh Tehran sở hữu  VKHN là nỗi lo lớn cho Israel cùng các đồng minh.

Israel từng sử dụng không lực để phá hủy các cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran, và tuyên bố họ có quyền làm thế trong tương lai, nếu cảm thấy chương trình hạt nhân của Iran là một nỗi đe dọa lớn.

Theo các nhà phân tích, chắc chắn Israel sẽ càng cay cú, trước viễn cảnh Iran mua tên lửa phòng không của Nga.

Nga đã hỗ trợ chuyên gia cho Iran xây các cơ sở hạt nhân hiện nay, và năm ngoái, Nga ký hợp đồng xây giúp 8 nhà máy hạt nhân nữa.

Nhà máy điện hạt nhân của Iran

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật