Làm bạn với bóng đá Nhật

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Toshiya Miura mới đến Việt Nam 6 tháng đã làm thay đổi diện mạo của đội tuyển. Giải V-League 2015 vừa “dứt sữa nội” đã có ngay nguồn “sữa Nhật”. Năm 2015, bóng đá Việt Nam có hàng loạt sự kiện và chắc chắn cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ bóng đá Nhật.
Làm bạn với bóng đá Nhật
HLV Miura. Ảnh: Tuấn Tú
Đến khán giả cũng chuyên nghiệp

Sau một chuyến tham quan cùng bóng đá Nhật, các thành viên của VFF, VPF đều suýt xoa khen người Nhật có nền bóng đá hàng đầu châu lục và là một quốc gia đáng để học hỏi.
Sau một AFF Suzuki Cup 2014, những nhà làm bóng đá thống kê lại và giật mình khi thấy các nhãn hàng của giải đấu này hầu như đều gắn với các tập đoàn lớn của Nhật. Thậm chí khi giới thiệu chiếc cúp AFF tại Bình Dương, mọi người cũng ngỡ ngàng với siêu thị Nhật vừa khai trương hoành tráng. Bóng đá Nhật không chỉ có sức lan tỏa đến Việt Nam mà cả các thương hiệu lớn của Nhật cũng theo bóng đá “xí chỗ” và lấn sân các mặt hàng khác.
Bây giờ thì với những nhà làm bóng đá Việt Nam cái gì của Nhật cũng nhất. Một ông trưởng giải người Nhật, một HLV trưởng cũng người Nhật, rồi HLV thể lực cũng Nhật và cái hồn của V-League về mặt kinh tế cũng là của tập đoàn Nhật. Nói như nhiều người là dấu chân của người Nhật không chỉ có bóng đá mà là những bước chân đồng hành bao gồm cả kinh tế, văn hóa và bóng đá.
Tôi thích dùng từ mạnh nên hay gọi đó là cuộc “đổ bộ” cho dù cái cách hiện diện của người Nhật và mặt hàng Nhật bắt đầu đến Việt Nam thông qua kênh bóng đá nó thật nhẹ nhàng.
Hãy trở lại từ việc những nhà điều hành bóng đá bắt đầu làm quen với bóng đá Nhật qua một chuyến tham quan và đắm mình với J-League rồi ai cũng giật mình thốt lên: “Sao họ chuyên nghiệp cả từ cách tổ chức đến đội bóng rồi sang đến khán giả cứ như là được lập trình và có lớp có lang...?”.
Một thành viên tham quan bóng đá Nhật về hay thao thao bất tuyệt về những cái hay của bóng đá Nhật khi nghe tôi hỏi: “Ngoài chuyện bóng đá, người Nhật ở nơi công cộng thế nào?” thì anh này chuyển đề tài: “Họ ý thức lắm, không chen lấn mà rất nghiêm túc xếp hàng. Có nơi họ còn mua bán bằng việc tự giác nhận món hàng mình cần và bỏ số tiền mình phải trả cho người bán, dù chẳng có người cân đong đo đếm và nhận tiền”. Và cuối cùng thì anh này cũng đồng tình là người Nhật họ làm bóng đá dễ “vì mặt bằng xã hội đã cho họ rất nhiều. Họ có con người, có nền tảng giáo dục, có ý thức và bóng đá cũng phát triển từ những nền tảng đó…”.
Làm bạn với bóng đá Nhật, ta được gì?

Có lần tôi hỏi những thành viên điều hành bóng đá nghĩ gì về phát biểu của HLV Toshiya Miura trên truyền hình Nhật thì có người nói “Sốc thật!”, người lại bảo “Ông ấy nói đúng đấy chứ! Nhưng phải nhập gia tùy tục...”.
Ngoại đạo như nhà sử học Dương Trung Quốc thì nói: “Cần phải nghe những lời nói của ông ấy mà điều chỉnh mình. Đặc biệt là việc ông ấy đề cập những “lệ” ở ta, hay những sự du di mà Việt Nam ít tuân theo luật pháp...”.
Trước mắt là bớt phải lo gánh nặng cơm áo gạo tiền và hy vọng học được cái hay từ bóng đá Nhật. Kế đến là suy nghĩ làm bạn với bóng đá Nhật sẽ giống như đi nước rút thật nhanh vì trong khu vực bây giờ, bóng đá Nhật là số 1.
Nhưng để có cái số 1 đấy thì người Nhật không thay đổi có mỗi bộ máy bóng đá. Người Nhật tự hào vì những năm 1950 họ từng ghé qua Sài Gòn, từng tặng đội bóng miền Nam chiếc giày nhỏ và ví họ là giày nhỏ so với bóng đá Việt Nam, để rồi bây giờ thì họ đi hia, còn ta thì đang cố dẫm lại những bước chân của người Nhật.
Cuộc trò chuyện của ông Miura với đài truyền hình Nhật rõ ràng không phải chỉ là chuyện bóng đá mà ông Miura cảm nhận được. Đó là cả một xã hội thu nhỏ trong mắt ông và nó khiến ông ngạc nhiên từ cái cảnh đi xe bị CSGT thổi, nhưng chỉ cần “Ông ấy là HLV trưởng đội tuyển Việt Nam” thì vẫn có thể qua. Hay chuyện ăn trưa mà uống bia hoặc chuyện ngủ trưa với giờ giấc đi làm.
Ông Miura đến Việt Nam và đang làm cái điều ngược lại với bóng đá Nhật để được việc. Nếu người Nhật phát triển bóng đá từ nền tảng xã hội và từ ý thức của một đất nước văn minh thì ông lại đang bắt các cầu thủ có thể nghiệp dư ở đâu, nhưng đến sân tập thì phải “văn minh”, phải ý thức trước đã. Hoặc để được việc thì phải chọn giải pháp ôn hòa và phải kiên nhẫn, khác hẳn với bóng đá Nhật nó tịnh tiến chung với sự phát triển của xã hội.
Làm bạn với bóng đá Nhật để mong học được những điều tốt của người Nhật và mong rút ngắn lộ trình phát triển, nhưng nếu cứ ngủ trưa, uống bia hay ít chạy và làm việc thích vui, hay qua loa thì làm sao để nhanh đến đích.
Hay cứ nghĩ là đã có bà đỡ mang hàng hóa, mang tiền, mang tài trợ đến thì ta sẽ có tất cả?
Người Nhật họ làm bóng đá dễ vì mặt bằng xã hội đã cho họ rất nhiều. Họ có con người, có nền tảng giáo dục, có ý thức và bóng đá cũng phát triển từ những nền tảng đó…”.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật