Ăn... mất vui

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không được kiểm soát; thích thưởng thức các “món lạ” ngày tết... đều có thể gây sự cố.
Ăn... mất vui
Ảnh minh họa

Hạ đường huyết

Th.S-BS Phan Hướng Dương, Phó giám đốc bệnh viện Nội tiết T.Ư cho hay chế độ ăn trong ba ngày tết rất quan trọng cho người bị bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh đái tháo đường. Những ngày này, bệnh viện thường tiếp nhận các trường hợp cấp cứu do hạ đường huyết. Nguyên nhân do các nếp sinh hoạt xáo trộn rất lớn: thức khuya, dậy muộn; quên uống thuốc theo chỉ định; ăn không đúng bữa, chế độ ăn không đủ năng lượng cần cung cấp. Lại có nhiều người do “ham vui” dùng thuốc không đúng giờ khiến cho khoảng cách giữa các lần uống thuốc gần nhau, dẫn đến chồng liều. Đây là nguyên nhân quan trọng gây hạ đường huyết. “Hạ đường huyết rất nguy hiểm bởi chỉ trong vòng 30 phút nếu không được cấp cứu kịp thời có thể t‌ử von‌g. Có trường hợp bệnh nhân đang trên ô tô du xuân, thì bị xỉu do tụt đường huyết”, bác sĩ Dương thông tin. Vì vậy rất cần ăn uống điều độ. Nếu đi chơi xa nên chuẩn bị đồ ăn nhẹ: ngũ cốc, sữa, thực phẩm dành cho người đái tháo đường để đảm bảo được ăn đúng bữa, tránh đói bụng gây hạ đường huyết.

Theo bác sĩ Dương, người bị hạ đường huyết có thể lâm vào tình trạng xỉu đi, không thể tự phục vụ, nhiều khi không kịp “cấp cứu” cho mình dù chỉ một chút đường ngọt khiến mức độ giảm đường huyết càng trầm trọng hơn. Bởi vậy nên chia sẻ về tình hình sức khỏe với các thành viên trong đoàn, để mọi người hỗ trợ khi bị hạ đường huyết. Có thể hỗ trợ hiệu quả bằng việc cho bệnh nhân uống nước đường, và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Dị ứng món côn trùng

Theo Th.S-BS Bùi Văn Khánh công tác tại Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai, dị ứng thực phẩm ngày tết cũng rất thường gặp. BS Khánh từng tiếp nhận hai ông bạn nhậu ở Hà Nội mùng hai tết chở nhau đi khám. Cả hai cùng đến với bộ mặt sưng phù chỉ sau vài giờ uống rượu với đặc sản sâu dừa. Một bệnh nhân kể lại: “Tôi từng bị dị ứng nhộng nhưng chỉ là biểu hiện ngứa, đến phòng khám tư nhân truyền nước thì khỏi. Nhưng với lần ăn sâu dừa này dị ứng xảy ra quá mạnh, chỉ vài giờ sau ăn đã thấy đau đầu, mặt sưng vếu”.

“Rất cần cẩn trọng với món nhậu côn trùng, bởi ngoài việc gây dị ứng, món này có thể gây ngộ độc do côn trùng bị chết, sinh ra độc tố. Ngay cả khi chế biến ở nhiệt độ cao, độc tố đó cũng không bị khử hết. Côn trùng cũng có thể bị những vi nấm ký sinh, bị nhiễm hó‌a chấ‌t bảo vệ thực phẩm gây ngộ độc cho người dùng”, ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo.

“Thực phẩm ít sử dụng khi vào c‌ơ th‌ể sẽ được nhận diện là “kẻ lạ mặt” nên cơ thể sẽ có phản ứng chống lại - phản ứng dị ứng. Trong trường hợp phản ứng quá mạnh có thể gây sốc phản vệ với tình trạng tăng nhịp tim, choáng, khó thở, thậm chí gây nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời”, Th.S-BS Bùi Văn Khánh cho biết.

BS Khánh cũng lưu ý, trung tâm còn gặp các trường hợp dị ứng thức ăn hải sản như: cua, tôm, sứa; dị ứng lạc (đậu phộng); dị ứng sữa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật