Hy Lạp: Chấm dứt căng thẳng với Châu Âu về gói cứu trợ?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 21/2, Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý gia hạn thêm 4 tháng đối với gói cứu trợ dành cho Hy Lạp, chấm dứt nhiều tuần lễ căng thẳng giữa 2 bên.
Hy Lạp: Chấm dứt căng thẳng với Châu Âu về gói cứu trợ?
Người dân Hy Lạp biểu tình ủng hộ Chính phủ thiết lập một chương trình cải cách kinh tế không phụ thuộc vào các chủ nợ châu Âu (Ảnh Reuters)

Nếu thực hiện đúng các cam kết, Athens sẽ được nhận nốt 7,2 tỷ euro còn lại trong gói cứu trợ 240 tỷ euro của EU.

Tuy nhiên, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras vẫn đưa ra cảnh báo còn rất nhiều khó khăn ở phía trước. Hy Lạp và các nước Châu Âu đều tạm thở phào nhẹ nhõm sau cuộc đàm phán đầy căng thẳng tại Brussels, Bỉ. Cả hai bên cuối cùng cũng đã có được một thỏa thuận.


Mặc dù thỏa thuận này không phải là điều tốt nhất mà cả hai bên mong đợi, song ít ra nó cũng tháo được ngòi nổ “căng thẳng” được cho là có thể khiến cho quan hệ Hy Lạp và Châu Âu trở nên khó hàn gắn. Phát biểu sau khi đạt được thỏa thuận gia hạn ngày hôm qua, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã gọi đây là “một thỏa thuận có ý thức trách nhiệm cao”: “Sau thỏa thuận đã đạt được vào ngày hôm qua, Hy Lạp cần phải tôn trọng cam kết của mình để có được nguồn vốn trong bốn tháng tới. Chúng tôi phải chắc chắn rằng Hy Lạp có các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của mình và đồng thời giúp họ có thêm thời gian để điều chỉnh phù hợp theo các nguyên tắc và cải cách trong khuôn khổ Liên minh châu Âu. Tôi nghĩ rằng, đây là một thỏa thuận có tính cân bằng đối với Hy Lạp và thể hiện một ý thức trách nhiệm mạnh mẽ của nước này cũng như Châu Âu đã thể hiện được một tinh thần đoàn kết cao”.

Với những ràng buộc “trách nhiệm” mà Tổng thống Pháp vừa nhắc tới thì đối với Hy Lạp, đây chưa chắc đã phải là một thỏa thuận có lợi cho nước này trong bối cảnh Đảng cầm quyền của Thủ tướng Tsipras có quan điểm khá cứng rắn đối với các chương trình thắt lưng buộc bụng của Châu Âu. Trong bài phát biểu được phát sóng toàn quốc sau khi Hy Lạp được các chủ nợ châu Âu gia hạn thêm 4 tháng đối với khoản cứu trợ tài chính trong bối cảnh thời hạn của gói cứu trợ sắp hết vào cuối tháng này, Thủ tướng Tsipras cho biết thoả thuận này giúp chấm dứt các biện pháp khắc khổ, nhưng Hy Lạp phải trả giá bằng “những nhân nhượng”.

Những nhân nhượng mà ông Tsipras đề cập chính là tiếp tục thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng và chấp nhận để châu Âu cùng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tiếp tục giám sát hoạt động cải tổ, đồng thời phải đưa ra những cam kết cải cách cơ bản vào ngày 23/2 tới. Ông Tsipras cảnh báo, những khó khăn thực sự đang ở phía trước.

Trong cuộc đàm phán đầy căng thẳng ở Brussels - Bỉ, đại diện Hy Lạp đã vấp phải những chỉ trích dữ dội từ Đức. Và để đạt thỏa thuận trên, Athens phải đáp ứng những điều kiện rất ngặt nghèo. Đầu tiên là Hy Lạp phải trình danh sách các cải tổ kinh tế tới châu Âu ngay vào ngày 23/2 tới.

Một ngày sau đó, lãnh đạo các nước khối đồng tiền chung Châu Âu sẽ thông báo lại kết quả xem xét các cải tổ này tới Hy Lạp và quyết định có thực thi thỏa thuận hôm nay hay không. Tuy nhiên, Bộ trưởng tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis khá lạc quan về việc bộ 3 Troika sẽ thông qua những cam kết của Hy Lạp vào đầu tuần tới: “Chúng tôi có một cuộc họp nội các, trong đó gồm nhóm đàm phán. Cá nhân tôi đã thông báo với nội các về trình tự quyết định của nhóm Đồng tiền chung Châu Âu. Chúng tôi đã phân tích các quyết định này, và chúng tôi đang trong quá trình biên soạn danh sách những cam kết mà chúng tôi đã hứa với các đối tác của chúng tôi. Điều này sẽ được sẵn sàng để đệ trình vào thời gian sớm nhất có thể để họ có thời gian đánh giá. Chúng tôi tin rằng danh sách những cam kết này sẽ được sự chấp thuận. Và chúng tôi sẽ bắt tay vào một giai đoạn mới của sự ổn định và tăng trưởng”.

Tuy nhiên ông Yanis cũng cảnh báo nếu Châu Âu không đồng thuận với danh sách cải tổ mà Athens đưa ra vào thứ hai tới, “thỏa thuận này sẽ chết”. Và khi đó, rất khó có thể cứu vãn được quan hệ giữa EU và Hy Lạp, đồng thời Khu vực đồng tiền chung Châu Âu nhiều khả năng bị xáo trộn. Các thị trường tài chính quốc tế phản ứng tích cực sau thỏa thuận Brussels


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật