‘Nữ hoàng’ linh trưởng trên bán đảo Sơn Trà

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với đặc trưng 5 màu, Voọc chà vá chân nâu được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng.
‘Nữ hoàng’ linh trưởng trên bán đảo Sơn Trà
Ảnh minh họa

Không chỉ là “lá phổi xanh" điều tiết khí hậu, bán đảo Sơn Trà còn được nhiều người biết đến là “vương quốc” của loài linh trưởng quý hiếm có tên Voọc chà vá chân nâu.

Voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là Voọc ngũ sắc) thuộc danh mục nhóm IIB mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam, thuộc các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện.

Ở Việt Nam, Voọc chà vá chân nâu sống ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai... nhưng nhiều nhất là ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).

Voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà được phát hiện từ năm 1969. Đến nay đã có ít nhất 5 đoàn nghiên cứu khảo sát thực địa để tìm hiểu sâu về loài linh trưởng quý hiếm này. Nhiều đoàn làm phim trong và ngoài nước cũng đã đến đây, vì vậy hình ảnh loài Vọoc chà vá chân nâu tại núi Sơn Trà đã được thế giới biết đến.

Loài này có thâ‌n hìn‌h thon nhỏ, lông nhiều màu, trán màu đen, lông mặt dầy tạo thành đĩa mặt, màu từ trắng xám đến xám. Cổ và ngực chúng có màu hung đỏ rồi nhạt dần. Voọc chà vá chân nâu sống trong rừng nguyên sinh trên núi cao, kiếm ăn cả ở rừng thứ sinh, rừng hỗn giao, nương rẫy.

Theo ông Nguyễn Ái Tâm, Trưởng phòng nghiên cứu Trung tâm đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Việt) voọc thường ăn ở theo từng gia đình.

"Chúng tôi đã theo sát một gia đình Voọc gồm 5 con. Khoảng 6h hàng ngày, chúng thức dậy và đi ăn. Thức ăn của chúng là quả sung, lá đa cùng nhiều loại lá cây khác tại bán đảo Sơn Trà. Khoảng 11h chúng ngủ và đến 15h, khi trời mát thì đi ăn lại", ông Tâm cho hay.

Theo số liệu theo dõi của Tổ chức bảo tồn Vọoc chà vá quốc tế, trong khi loại linh trưởng này có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới, thì tại bán đảo Sơn Trà lại đang phát triển ổn định.

Theo các nhà sinh thái học, hiện nay Sơn Trà có 287 loài thú, 106 loài chim, 15 loài động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo tồn.

Tuy nhiên, để bảo vệ “báu vật” này, nhiều chuyên gia cho rằng ngoại trừ những tác động tiêu cực bất khả kháng từ phía thiên nhiên, thì Đà Nẵng cũng như các tổ chức liên quan cần có chiến lược cụ thể để bảo tồn một cách bền vững hơn.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật