Không được NATO chống lưng, Thụy Điển và Phần Lan vẫn đấu với Nga

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thụy Điển và Phần Lan vừa công bố kế hoạch mở rộng hợp tác quốc phòng và thiết lập một lực lượng hải quân đặc nhiệm chung cho hai nước, trong bối cảnh mối quan hệ với Nga ngày càng căng thẳng trong khu vực biển Baltic.
Không được NATO chống lưng, Thụy Điển và Phần Lan vẫn đấu với Nga
Quân đội Thụy Điển tập trận.

Động thái này của Stockholm và Helsinki được nhiều nhà phân tích đánh giá là nỗ lực chống lại tác động của Moscow khi không có NATO chống lưng.

Trong năm 2014, cả Thụy Điển và Phần Lan đều được báo động bởi sự gia tăng các hoạt động quân sự của Nga tại vùng biển Baltic và nhiều hành động khác tại miền đông Ukraine. Mặc dù, Moscow lên tiếng bác bỏ cáo buộc từ các nước, nhưng cũng không thể ngăn nhiều nước tỏ ra lo lắng và đề phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển, Peter Hultqvist khẳng định sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong tương lai, sẽ khiến mọi kẻ thù phải suy nghĩ khi tiến hành các hoạt động quân sự chống lại nước này. Đặc biệt là khi Thụy Điển và Phần Lan hiện vẫn chưa phải là thành viên của NATO, cái bắt tay giữa 2 bên sẽ có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong mọi trường hợp.

“Nếu Stockholm và Helsinki sử dụng nguồn lực chung giữa 2 nước và làm việc một cách đồng bộ, hợp tác lẫn nhau sẽ đem lại nhiều kết quả tích cực. Hơn là chiến đấu một mình với các cường quốc, mà không có sự hỗ trợ của các đối tác,” ông Hultqvist phát biểu.

Tuy nhiên, ông cũng bác bỏ ý kiến cho rằng động thái này là nhằm chọc giận Nga, hay đem lại bất an cho quốc gia này như NATO đang làm.

“Trong mọi trường hợp, các vấn đề không liên quan đến Stockholm sẽ là chuyện riêng của Moscow. Mối quan hệ hợp tác giữa Thụy Điển và Phần Lan chỉ đơn giản là tăng cường hệ thống phòng thủ. Chúng tôi sẽ không hành động theo hướng khiến các nước khác chú ý và suy nghĩ,” ông nói thêm.

Hai nước sẽ không cam kết giúp đỡ lẫn nhau trong thời gian chiến tranh, nhưng chính sách phòng thủ chung để ngăn chặn trường hợp xấu nhất diễn ra là ưu tiên trong trường hợp này. Đây là lựa chọn mà cả hai quốc gia đều đồng ý và chấp thuận.

Theo một tuyên bố chung, hai nước Bắc Âu đều thống nhất thành lập một lực lượng hải quân đặc nhiệm, sẽ chính thức hoạt động vào đầu năm 2023. Ngoài ra, kế hoạch tăng cường công tác do thám và tuần tra trên biển của các tàu chiến và tàu ngầm cũng được đề cập.

Trước đó, nhiều nước phương Tây đã lên tiếng cáo buộc việc Nga ủng hộ cho lực lượng ly khai tại Ukraine đã gây ra tình hình căng thẳng trên khắp châu Âu, đặc biệt là các nước tại Baltic bao gồm cả Thụy Điển và Phần Lan. Máy bay chiến đấu của NATO trong năm 2014, đã hơn 100 lần đánh chặn máy bay do thám Nga tại khu vực này, tăng khoảng 3 lần so với năm 2013.

Nhưng chính phủ Moscow bác bỏ các cáo buộc của phương Tây về vấn đề tại miền đông Ukraine, và cho rằng đó là chuyện riêng của dân tộc này. Riêng việc máy bay nước này nhiều lần xâm nhập các khu vực tại Baltic, Nga khẳng định các chiến đấu cơ vẫn hoạt động bên ngoài lãnh thổ các nước và hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật