Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ tạo ra cây trồng biến đổi gen

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) cho hay các nhà khoa học đang cố gắng để có thể tiến tới làm chủ và tạo ra được cây trồng biến đổi gen của Việt Nam.
Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ tạo ra cây trồng biến đổi gen
Ảnh minh họa

TS. Thủy đưa ra vấn đề trên tại Hội nghị Triển vọng tòa cầu của cây trồng biến đổi gen(BĐG) 2014.

“Như chúng ta đã biết, đầu tư cho KHCN đặc biệt là cho CNSH đòi đầu tư lớn, đầu tư lâu dài từ phân lập tách chiết gen, đến sở hữu trí tuệ gen đó rồi phát triển công nghệ, thử nghiệm, ứng dụng công nghệ, hoàn thiện công nghệ là cả một lộ trình, là thành tựu của tập thế các nhà khoa học trên thế giới chứ không phải của bất kỳ một công ty, hay một viện, hay một trường. Vì thế, tôi nghĩ rằng việc áp dụng hình thức hợp tác công tư, đặc biệt với Việt Nam bây giờ là một biện pháp phù hợp.” TS. Thủy nói.

Bộ NN&PTNT đang rất khuyến khích các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN sở hữu các bản quyền CNSH tham gia hợp tác với các viện nghiên cứu để cùng chia sẻ, chuyển nhượng bản quyền các gen mà nông nghiệp Việt Nam đang cần. Đồng thời, cũng có các hình thức hợp tác công tư giữa các DN sở hữu công nghệ với các DN của Việt Nam để chúng ta chuyển nhượng, chuyển giao sở hữu tiến tới chúng ta làm chủ công nghệ ở Việt Nam, làm chủ công nghệ sản xuất giống và công nghệ sản xuất hạt giống ở Việt Nam.

"Như vậy sẽ đi đến phát triển bền vững và hai bên cùng có lợi; và đặc biệt nhất là làm sao người nông dân Việt Nam có lợi cao nhất từ áp dụng công nghệ này,” TS. Thủy nói.

 

Để làm chủ công nghệ, Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN trong thời gian qua đã đầu tư những dự án, những đề tài tạo cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam. Chúng ta cũng có các viện nghiên cứu đã tạo được những kết quả nhất định. Tuy nhiên cũng cần phải có các nguồn lực đặc biệt là với công nghệ cao, công nghệ chuyển gen này cần có sự kế thừa trong thời gian dài. Chính vì vậy, trong một lộ trình nào đó các nhà khoa học đang cố gắng nỗ lực để chúng ta có thể tiến tới làm chủ và tạo ra được cây trồng biến đổi gen của chúng ta tại Việt Nam. Đây là cố gắng nỗ lực của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý, các bộ, ngành liên quan ở Việt Nam.

Diện tích cây trồng BĐG toàn cầu tăng lên 181,5 triệu ha năm 2014

Phát biểu tại hội nghị, TS. Clive James , Người sáng lập, Chủ tịch danh dự  của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng CNSH trong nông nghiệp (ISAAA) cho rằng: Thách thức lớn nhất của thế giới trong thời gian tới là phải cung cấp đủ lương thực cho dân số toàn cầu ngày càng gia tăng. Dân số thế giới hiện nay là 7,2 tỷ người và con số này sẽ đạt 9,6 tỷ người năm 2050 và 11 tỷ người năm 2100.

 

“Nếu chỉ cải tiến cây trồng theo phương pháp truyền thống thì sẽ không thể tăng gấp đôi sản lượng vào năm 2050,” TS James nhận định.

Theo TS. James, cây trồng chuyển gen không phải là liệu pháp tổng thể nhưng là giải pháp quan trọng giúp gia tăng sản lượng lương thực trên toàn cầu. Việc cải tiến công nghệ là cần thiết bởi vì một chiến lược cải tiến cây trồng kết hợp những ưu điểm của công nghệ truyền thống và của công nghệ sinh học  nhằm tối đa hóa sản lượng và góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thức ăn chăn nuôi và chất xơ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

TS. Clive James , Người sáng lập, Chủ tịch danh dự  của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng CNSH trong nông nghiệp (ISAAA) (Ảnh: N. A)

Kết quả ứng dụng cây trồng biến đổi gen trong 19 năm qua đã cho thấy những kết quả rất đáng ghi nhận. Diện tích canh tác cây trồng biến đổi gen đã tăng hơn 100 lần từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 181,5 triệu ha năm 2014. Đây là công nghệ cây trồng được áp dụng nhanh nhất trên thế giới. Năm 2014, có 18 triệu nông dân tại 28 nước trông cây trồng BĐG.

Kết quả 2 nghiên cứu toàn cầu năm 2014 cho thấy: Cây trồng biến đổi gen đã giúp tăng 22% sản lượng cây trồng, giảm 37% sử dụng thuốc trừ sâu, tăng 66% lợi nhuận cho nông dân.

Thu nhập trong nông nghiệp đã tăng gần 133 tỷ USD từ năm 1996-2013, trong đó 30% là do giảm chi phí sản xuất và 70% là do gia tăng năng suất 441 triệu tấn.

Cây trồng biến đổi gen giúp tăng gấp đôi sản lượng cây trồng trên cùng diện tích 1,5 tỷ ha đất trồng; giúp giảm 500 triệu kg thuốc trừ sâu từ 1992-2012, tiết kiệm 28 tỷ kg khí CO2 năm 2013, góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần giám đói nghèo cho hơn 16,5 triệu hộ nông dân nhỏ, với tổng cộng hơn 65 triệu người bao gồm cả những người nghèo nhất trên thế giới.

Theo TS. James, triển vọng ngắn hạn trong tương lai của cây trồng BĐG là khiêm tốn do tỷ lệ áp dụng hiện tại khác cao, trên 90%. Tuy nhiên, trong dài hạn thì tiềm năng tăng trưởng rất rõ rệt, với khoảng 60 triệu ha cây ngô ở châu Á và tiếp theo là 35 triệu ha ở châu Phi. Các cây trồng CNSH “mới” đưa vào canh tác năm 2014 dự kiến sẽ tiếp tục triển khai trong các nắm 2015-2016, cụ thể như cây cà tím bt ở Bangladesh, khoai tây Innate ở Hoa Kỳ, mía chịu hạn ở Indonesia, đậu kháng virus ở Brazil và cỏ alfalfa chịu thuốc trừ cỏ ở Hoa Kỳ.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật