Phố ‘đè‌n đ‌ỏ’ ở Rome sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 4

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tờ Independent cho biết, thị trưởng thành Rome đang nghiên cứu đề án xây dựng khu phố đè‌n đ‌ỏ trong thành phố tương tự ở Amsterdam của Hà Lan. Dự kiến phố đè‌n đ‌ỏ ở thủ đô Italy được mở vào tháng 4, với 70.000 - 100.000 gái mạ‌ּi dâ‌ּm, phục vụ khoảng 2,5 triệu khách hàng.
Phố ‘đè‌n đ‌ỏ’ ở Rome sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 4
Ảnh minh họa

Theo kế hoạch này, khu phố đè‌n đ‌ỏ sẽ hoạt động hợp pháp bên trong thành phố vốn có rất nhiều trụ sở của các bộ, các tòa nhà văn phòng và dân cư, bắt đầu khai trương vào tháng 4 tới.

Việc hành nghề mạ‌ּi dâ‌ּm vốn không được coi là hợp pháp ở Italy và việc mở ra những khu phố với các nhà thổ đã gây ra vô số những cuộc tranh cãi trong nhiều thập niên qua. 

Đã hơn 6 thập kỷ trôi qua kể từ ngày những nhà thổ cuối cùng ở Rome bị đóng cửa dưới áp lực của các tổ chức xã hội và ảnh hưởng của nhà thờ, những tranh luận về việc xây dựng phố "đè‌n đ‌ỏ" ở Rome đã trở nên nóng bỏng hơn trong thời gian gần đây, từ những tổ chức chống lại các hoạt động khai thác n‌ô l‌ệ tìn‌ּh dụ‌ּc của các băng đảng mafia và các nhóm hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền của gái mạ‌ּi dâ‌ּm. 

Đề xuất của Quận trưởng Santoro đã nhận được sự chấp thuận của Thị trưởng Ignazio Marino, người có những tư tưởng khá tân tiến đối với một xã hội còn chịu nhiều ảnh hưởng của Công giáo, với Tòa thánh đang ngự trị ngay trong lòng Rome, khi mới đây khẳng định ông sẽ "bật đèn xanh" cho việc hôn nhân đồng giới ở thành phố này. 

Theo dự kiến, khu "đè‌n đ‌ỏ," bao gồm 3 phố sẽ được chỉ định trong thời gian tới, sẽ đi vào hoạt động từ tháng 4/2015 này.

"Dự án này là một chương trình mang ý nghĩa xã hội," ông Santoro nói trên truyền hình nhà nước RAI, "chúng tôi muốn giải phóng những đường phố của khu EUR khỏi tình trạng gái mạ‌ּi dâ‌ּm đứng đường và kiểm soát chặt chẽ hơn việc khai thác n‌ô l‌ệ tìn‌ּh dụ‌ּc."

Kế hoạch thí điểm tốn khoảng 5.000 euro của ngân sách này được bắt đầu từ một khu phố trong khu EUR, nơi mà các cô gái hành nghề mạ‌ּi dâ‌ּm được khám sức khỏe định kỳ, được phát ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu và có thể được tham gia vào các hoạt động xã hội khác của khu phố. 

Khu này sẽ được lắp đèn Led, được bảo vệ bởi chính quyền quận, những người qua dự án này, quy định rằng, mọi hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm diễn ra trên các nơi khác ở địa bàn quận 9 đều là phạm pháp. 

Người ta hy vọng rằng việc tập trung các hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm vào một khu hợp pháp sẽ góp phần làm các khu khác trở nên "sạch sẽ" hơn.

Trong khi dự án này được chính quyền Rome ủng hộ, được các hiệp hội đồn‌g tín‌h cũng như các nghiệp đoàn lao động ca ngợi, thì vẫn có không ít ý kiến phản đối. 

Phản đối mạnh mẽ nhất chính là phía Giáo hội. Cha Enrico Feci, người đứng đầu chi nhánh ở Rome của tổ chức cứu trợ nhân đạo Caritas cho rằng, dự án này không thích hợp, và việc hợp pháp hóa mạ‌ּi dâ‌ּm có nghĩa là "đồng ý với việc khai thác và kinh doanh trên thân xác phụ nữ."

Cha Enrico Feci cho rằng, việc này không thể giải quyết được những vấn đề liên quan đến kinh doanh mạ‌ּi dâ‌ּm bất hợp pháp, chà đạp lên nhân phẩm của phụ nữ và tác động không tốt đến các gia đình. 

Cha Feci cũng nhấn mạnh đến việc chính phủ Italy phải có biện pháp hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn các hành vi buôn người, cụ thể là sử dụng các cô gái Đông Âu và v‌ị thà‌nh niê‌n vào ngành công nghệ tìn‌ּh dụ‌ּc ở Italy.

Theo các số liệu thống kê sơ bộ của các tổ chức bảo vệ phụ nữ, có hơn 70.000 gái mạ‌ּi dâ‌ּm đang hoạt động ở Italy, 50% trong số đó là người nước ngoài (phần lớn đến từ các nước Đông Âu) và 20% là gái v‌ị thà‌nh niê‌n. 65% trong số này đón khách ở ngoài đường, phục vụ cho khoảng 9 triệu lượt khách mỗi năm.

Theo tính toán của tổ chức Transcrime, ngành công nghệ tìn‌ּh dụ‌ּc ở Italy đem lại một khoản thu nhập từ 2,2-5,6 tỷ euro, hầu hết vào tay của các băng nhóm mafia

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật