Hy Lạp có ít cơ hội để đàm phán lại với các chủ nợ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tuyên bố của Thủ tướng Hy Lạp ngừng chính sách kinh tế khắc khổ trở thành một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà lãnh đạo EU hôm qua (9/2).
Hy Lạp có ít cơ hội để đàm phán lại với các chủ nợ
Người dân Hy Lạp đọc tin buổi sáng ở một quầy báo trước Thư viện quốc gia Athens (ảnh: Reuters)

Mặc dù Chính phủ của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras vẫn bày tỏ lạc quan về về triển vọng Hy Lạp đạt được thỏa thuận với các đối tác quốc tế liên quan tới các gói cứu trợ tài chính của quốc gia này, song theo đánh giá của giới phân tích, có rất ít cơ hội dành cho Hy Lạp.

Trước thềm hai cuộc họp quan trọng của Liên minh châu Âu (EU) và các bộ trưởng tài chính các nước thành viên Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) về vấn đề nợ của Hy Lạp vào ngày 12/02 tới, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras ngày 9/2 đã bày tỏ lạc quan về triển vọng Hy Lạp đạt được thỏa thuận với các đối tác quốc tế liên quan tới các gói cứu trợ tài chính của quốc gia này.

Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Vienna của Áo, Thủ tướng Tsipras nhấn mạnh:“Tôi tin tưởng là Hy Lạp sẽ đạt được một thỏa thuận với các đối tác trên cơ sở kế hoạch mà chúng tôi đề ra. Đến nay, tôi vẫn chưa nhận được bất cứ đề xuất đặc biệt và tôi cũng không tin rằng sẽ không thể tồn tại một thỏa thuận nào giữa Hy Lạp và các đối tác chỉ vì những lý do mang tính chính trị”.

Hy vọng của Hy Lạp là vậy song theo đánh giá của giới phân tích, cơ hội để Hy Lạp điều đình với các chủ nợ là rất mong manh. Bởi nếu đồng ý đàm phán lại với Hy Lạp cũng có nghĩa là các chủ nợ sẽ phải đàm phán lại với các đối tác khác, từ đó rất có thể mở đường cho “sự trỗi dậy của làn sóng phản đối thắt lưng buộc bụng” tại Liên minh châu Âu hiện nay. Nhận định của giới phân tích không phải là không có cơ sở. Trong các tuyên bố đưa ra hôm qua, giới lãnh đạo châu Âu đã lên tiếng chỉ trích ý định của Hy Lạp.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapinkhi đang tham dự hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu đã nói rằng đã là một thành viên châu Âu, Hy Lạp cần tôn trọng các quy định của châu Âu:“Chúng ta cần phải tìm ra một giải pháp cho vấn đề của Hy Lạp. Đó là giải pháp phải vừa tôn trọng nguyện vọng của phần đông người dân Hy Lạp song phải vừa tuân thủ các quy định của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, đã một thành viên của Liên minh châu Âu và là một bộ phận của châu Âu, Hy Lạp cũng cần tôn trọng châu Âu”.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker thì nói rõ rằng Hy Lạp không nên kỳ vọng rằng Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ chấp nhận vô điều kiện kế hoạch của Hy Lạp đàm phán lại gói cứu trợ thứ nhất trị giá 240 tỷ Euro mà nhóm “Bộ ba” chủ nợ - gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - dành cho Hy Lạp.

Ông Juncker cho rằng, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu, dự kiến diễn ra ngày 12/2 tới, sẽ khó có thể đạt được bất kỳ thỏa thuận mới nào đối với những đề xuất mà Hy Lạp đưa ra.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel dù đã để ngỏ khả năng về một thỏa thuận mới giữa Hy Lạp và các chủ nợ song theo bà Merkel, Hy Lạp cần phải đưa ra một đề xuất mang tính bền vững nhằm thanh toán các khoản nợ và thực hiện các cuộc cải cách trước khi tiến hành các cuộc thảo luận với các chủ nợ.

Bà Merkel cũng nhấn mạnh, chính sách của Đức luôn là “Hy Lạp ở trong khu vực đồng tiền chung châu Âu”, song các nguyên tắc cơ bản trong thỏa thuận cứu trợ của nhóm “Bộ ba” phải được giữ nguyên:“Chính sách của Đức kể từ năm 2010 đến nay vẫn muốn Hy Lạp là một thành viên của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tôi đã rất nhiều lần đề cập vấn đề này. Tôi luôn mong là Hy Lạp có thể đề cập một đề xuất bền vững và sau đó chúng ta sẽ lại đề cập đến vấn đề đàm phán lại”.

Theo các nguồn tin, Hy Lạp dự định đưa ra “thỏa thuận bắc cầu”  tại cuộc họp đặc biệt của các bộ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu vào ngày 12/2 tới với mục tiêu ký thỏa thuận cải cách không kèm với các chính sách “thắt lưng buộc bụng” để có thể áp dụng thỏa thuận này từ ngày 1/9 tới

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật