Rúp lao dốc - người cười kẻ khóc

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nền kinh tế Nga đang đối mặt nhiều khó khăn: cấm vận của phương Tây, giá dầu lao dốc, rúp mất giá… IMF dự báo GDP xứ Bạch dương sẽ giảm 3% trong năm nay. Tuy nhiên, với một số người, những khó khăn này chính là cơ hội.
Rúp lao dốc - người cười kẻ khóc
Những công ty súc sản như Miratorg hưởng lợi lớn nhờ đồng rúp mất giá.

Ở Bryansk, 400km về phía Đông-Nam Moscow, có một trang trại bò 7.000 con. Trang trại này chỉ là một phần nhỏ trong ngành chăn nuôi gia súc đang phát triển mạnh ở một vùng đất rộng lớn ngang ngửa toàn lãnh thổ Vương quốc Anh. Alexander Linnik và anh trai Viktor đã là nhà sản xuất thịt lớn nhất nước Nga khi công ty của họ, Miratorg, bắt đầu lai tạo bò thịt Aberdeen Angus (nhập khẩu từ Australia và Hoa Kỳ) vào năm 2010.

Nay công ty này đã trở thành lớn nhất ở cả Nga và châu Âu. Năm ngoái, dây chuyền của nhà máy giết mổ tới 100 con bò mỗi ngày, dự kiến nâng lên 1.000 con/ngày trong năm nay. Nguyên nhân sự phát triển thần tốc này là lệnh cấm vận của phương Tây và đồng rúp lao dốc. Nghe có vẻ khó tin.

Nhưng sự thật là lệnh trừng phạt của phương Tây khiến thị trường trong nước Nga không tiếp cận được với các nhà xuất khẩu thịt ở nước ngoài, giúp Miratorg loại bỏ được phần lớn đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, đồng rúp mất giá khiến việc sản xuất thịt để xuất khẩu trở nên rất cạnh tranh. “Đồng rúp càng rẻ, chúng tôi càng xuất khẩu được nhiều” - Linnik nói.

Những gì là tin xấu của Nga có vẻ là tin tốt cho nhà Linnik, nhưng những người khác không may mắn như vậy. Điển hình là Tatyana Volkova, một bà mẹ đơn thân đang sống cùng 2 đứa con dưới 10 tuổi trong một căn nhà nhỏ do nhà nước cấp ở làng Berezniki, ngoại ô Yaroslavl. Kể từ năm ngoái, chính quyền địa phương không cấp bữa tối miễn phí ở trường nữa, khiến những phụ huynh như Volkova phải chật vật hơn trong việc nuôi nấng con cái.

“Thật là một cơn ác mộng: giảm việc, giảm lương. Chính quyền gửi viện trợ cho người Ukraine, trong khi bỏ quên những công dân của mình” - Volkova nói. “Tôi vừa bị mất việc và nay đang phải chật vật tìm việc. Cuộc sống thật khó khăn”.

Người dân nói chung đang phải đối mặt với khó khăn khi đồng rúp lao dốc. Giá cả một số mặt hàng nay tăng tới 150%, trong khi có cảnh báo lạm phát có thể chạm mức 20% trong mùa xuân tới. Cụ bà 79 tuổi Valentina Golenkina cho biết đang cố gắng hết sức để tiết kiệm hơn. Hàng ngày bà săn lùng những cửa hàng và tiệm thuốc rẻ nhất.

“Tôi đi bộ 40-50 phút để đến trung tâm mua sắm ở Yaroslavl vì ở đó có một tiệm thuốc bán giá rẻ. Tôi chưa mua bất kỳ trái cây nào từ đầu năm, và chỉ mua thịt vào những ngày lễ lớn” - bà Golenkina nói. 2/3 lương hưu của bà phải chi cho chi phí nhà ở và thuốc men, bà chỉ còn chưa tới 2USD mỗi ngày để mua thức ăn.

Bà Golenkina nhớ lại ngày xưa: “Tôi ước gì Đảng cộn‌g sả‌n quay lại nắm quyền. Thời đó công bằng hơn. Những ai làm việc siêng năng luôn có cuộc sống tốt dưới thời Liên Xô, thời nay không có chuyện đó. Tôi làm việc cực nhọc cả đời trong nhà máy và hy vọng có thể sống an nhàn khi về già, nhưng cũng không được”.

Đối với giới nhà giàu, dù khó nhận ra nhưng vẫn có những thay đổi. Elena Yurgeneva, Giám đốc kinh doanh của nhà môi giới bất động sản Knight Frank, cho biết các giao dịch bất động sản xa xỉ nay phải mất nhiều thời gian hơn. “Một lượng lớn khách hàng phân khúc cao cấp là những doanh nhân dầu mỏ, và nay họ hầu như không có tâm trạng mua sắm” - Yurgeneva nói.

Cô đang đứng trong phòng ăn rộng rãi của một căn biệt thự ở khu ngoại ô danh giá phía Tây Moscow. Căn biệt thự này được đưa ra thị trường nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có người mua, dù đã giảm giá chào bán từ 35 triệu USD xuống 19 triệu USD. Dù vậy, Yurgeneva cho biết khách hàng của cô không hề lo lắng về tài chính. Chỉ là chưa đúng thời điểm để họ mua sắm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật