Khám phá sự thật về vụ thảm sát hàng hải đẫm máu nhất trong lịch sử

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau nhiều năm những nhà khảo cổ học hàng hải Australia miệt mài đi tìm sự thật về một trong những vụ thảm sát hàng hải khủng khiếp nhất tại Australia, thì mới đây manh mối làm sáng tỏ vụ việc đã được phát hiện trên một hòn đảo nhỏ ngoài bờ biển phía Tây Australia.
Khám phá sự thật về vụ thảm sát hàng hải đẫm máu nhất trong lịch sử
Bộ xương được cho là thuộc tàu Batavia được các nhà khảo cổ học tìm thấy

Một ngôi mộ mới đã được phát hiện gần 4 thế kỷ sau khi con tàu vận tải của Công ty Đông Ấn Hà Lan mang tên Batavia chở hơn 300 người trên tàu va vào dải đá Reef Morning nằm trong quần đảo Abrolhos. Những người sống sót đã cố gắng bơi vào đảo Beacon gần đó nhưng có khoảng 40 người thiệt mạng.

Con tàu này khởi hành từ Texel, Hà Lan ngày 27-10-1628 và gặp nạn vào ngày 4-6-1629. Khoảng 180 người gồm 30 phụ nữ và trẻ em đã bị rơi xuống biển, còn những người khác vẫn bám trụ được, cố gắng bơi vào đảo Beacon gần đó. Theo viện bảo tàng Tây Australia, thuyền trưởng và một số thủy thủ đã chèo thuyền tới đảo Java để nhờ giúp đỡ do số thực phẩm ít ỏi trên tàu dần cạn kiệt.

Nhân lúc đó, kẻ mạo danh nhà buôn Jeronimus Cornelisz đã đứng ra lãnh đạo và hành hạ những người ở lại bằng cách bắt họ đi tìm kiếm nước ngọt ở những hòn đảo gần đó. Cornelisz tin rằng, những người này sẽ không thể sống sót được để trở lại đảo Beacon. Không chỉ vậy, Cornelisz và đồng bọn của hắn đã hại chết nhiều người, trong đó có phụ nữ, trẻ em và những người ốm yếu. Hắn giữ lại một vài phụ nữ khỏe mạnh để phục vụ nhu cầu tìn‌ּh dụ‌ּc. Khi thuyền trưởng quay lại nơi chiếc tàu bị đắm, ông đã trừng phạt những kẻ nổi dậy. 

Nhóm chuyên gia hôm 3-2 cũng tiết lộ việc họ tìm thấy một bộ xương người, đây là bộ xương thứ 11 được phát hiện trên đảo Beacon kể từ những năm 60 của thế kỷ trước. Hai mẩu xương bánh chè ở gần bộ xương cũng đã được tìm thấy ở độ sâu 1,5m. 

Hòn đảo Beacon - nơi những người sống sót trên tàu Batavia bị sát hại


Khám phá sự thật về con tàu đắm

Trước đó, một chiếc răng người cũng đã được phát hiện vào năm 2013. Chính phát hiện này đã giúp các nhà khảo cổ tìm ra một bộ xương nhưng Giám đốc Bảo tàng Hàng hải quốc gia Australia Jeremy Green cho rằng dường như chiếc răng không phải của bộ xương này và có thể thuộc về ngôi mộ khác gần đó. 

Hồi năm 1999, một ngôi mộ tập thể đã được phát hiện trên hòn đảo Beacon, nhưng các nhà khảo cổ phải đợi 15 năm cho đến khi những ngư dân cuối cùng rời đi, họ mới có cơ hội khai quật toàn bộ hòn đảo này nhằm tìm ra những bằng chứng còn sót lại. Các chứng cứ cho thấy, đây là lần đầu tiên người châu Âu sống ở Australia, dù không phải trên đất liền nhưng là nơi trú ngụ lâu đời nhất được biết đến của người châu Âu ở Australia. 

Được biết, nhóm khảo cổ do Giáo sư khảo cổ học Alistair Paterson đứng đầu tiến hành khảo sát, khai quật hòn đảo này theo một dự án do Hội đồng nghiên cứu Australia tài trợ. Theo ông Green, những con chim ăn xác cừu trên hòn đảo này đã đào bới sâu xuống đất và lôi lên mặt đất những hiện vật nhỏ khiến các nhà khảo cổ chú ý. Ông Green cho biết, phát hiện này là bước tiến quan trọng, có ý nghĩa lịch sử mang tầm quốc tế. 

Trước khi sự thật được phơi bày, các nhà khảo cổ học hàng hải Australia vẫn tin rằng những thủy thủ trên con tàu đắm đã bị những kẻ nổi loạn sát hại. Họ miệt mài đi tìm sự thật về con tàu đắm Batavia, và câu chuyện này đã trở thành nguồn cảm hứng được đưa vào điện ảnh, sách, kịch và vô tình tạo ra một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử hàng hải Australia.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật