Ấn Độ thử nghiệm tên lửa tầm xa di động tự sản xuất

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lực lượng răn đe hạt nhân Ấn Độ hôm qua thử nghiệm thành công phiên bản mới của tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-V có thể phóng từ bệ phóng di động.
Ấn Độ thử nghiệm tên lửa tầm xa di động tự sản xuất
Tên lửa Agni-V rời bệ phóng trên đảo Wheeler trong cuộc thử nghiệm tháng 9/2013.

Tên lửa được phóng vào 8h09 tại Bãi Thử nghiệm Tích hợp (ITR) trên đảo Wheeler, ngoài khơi bang miền đông Odisha.

"Tên lửa ’tự động phóng’ hoàn hảo và kết quả chi tiết sẽ được biết sau khi tập hợp tất cả dữ liệu từ các hệ thống radar và mạng lưới khác nhau", Press Trust of India dẫn lời MVKV Prasad, Giám đốc ITR, nói.

Agni-V là tên lửa đạn đạo ba tầng sử dụng nhiên liệu rắn, dài 17 m và có đường kính 2 m. Nó nặng 50 tấn và có thể mang đầu đạn hạt nhân nặng hơn 1 tấn với tầm bắn hơn 5.000 km.

Đây là lần thử nghiệm thứ ba đối với loại tên lửa này. Hai lần trước đó diễn ra vào tháng 4/2012 và tháng 9/2013 cũng tại ITR. Ấn Độ hiện có 4 loại tên lửa Agni gồm Agni-I, Agni-II, Agni-III và Agni-IV với tầm bắn lần lượt là 700 km, 2.000 km, 2.500 km và hơn 3.500 km.

Agni-V không chỉ có tầm bắn mở rộng mà còn có độ chính xác lớn hơn rất nhiều nhờ áp dụng các hệ thống định hướng và hướng dẫn hiện đại.

"Nhiều công nghệ mới phát triển trong nước đã được thử nghiệm thành công trong lần phóng Agni-V đầu tiên. Laser vòng hồi chuyển dựa trên hệ thống dẫn đường quán tính (RINS) với độ chính xác rất cao cùng với Hệ thống dẫn dường siêu nhỏ (MINS) hiện đại và chuẩn xác giúp đảm bảo tên lửa tiếp cận mục tiêu trong phạm vi vài mét", ông Prasad nói.

Ấn Độ còn được cho là đang phát triển hệ thống đầu đạn độc lập đa mục tiêu (MIRV) riêng, cho phép các tên lửa của nước này có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân.

Tầm bắn tên lửa Agni-II, Agni-III và Agni-V của Ấn Độ. Đồ họa: BBC.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật