Sự thật ở “vùng quê đau khổ”

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều bài phản ánh về những việc làm tắc trách, vô cảm của một số lãnh đạo xã Hải Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hoá) như thu phí sai nguyên tắc, ăn chặn tiền của dân..., gây bức xúc trong dư luận. Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã đi sâu tìm hiểu vấn đề này.
Sự thật ở “vùng quê đau khổ”
Ảnh minh họa

Chính quyê nóng vội, dân bức xúc

Hải Lộc vốn là xã nghèo nhưng nhờ nỗ lực của người dân và sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước nên cuộc sống ngày càng khấm khá. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả, lãnh đạo xã Hải Lộc cũng mắc phải một số sai phạm, như thu chi sai nguyên tắc 968 triệu đồng; việc giao khoán thầu bãi nuôi ngao, thu hồi các khoản đóng góp tồn đọng trong dân, thực hiện quy ước về vệ sinh môi trường... còn có phần nóng vội, chủ quan. “Nóng” nhất là việc giao thầu cho các hộ nuôi ngao tại vùng bãi ngang của xã. Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc giao thầu trở nên phức tạp do có hơn một nửa số hộ nhận thầu (32 hộ) ký hợp đồng với UBND huyện; số còn lại do xã ký hợp đồng nên quản lý không chặt, một số hộ có hành vi lấn chiếm, mở rộng diện tích được giao để bán lại. Trước tình hình đó, UBND xã đã lập lại trật tự tại bãi ngao, xử phạt hành chính và tạm thu một số máy hút cát.

Ngoài ra, việc thu các khoản đóng góp ở Hải Lộc trong những năm từ 2002 trở về trước cũng có không ít vấn đề. Do là xã nghèo nên việc xây dựng hạ tầng phải trông cậy phần lớn vào sự đóng góp của dân. Vì nóng vội nên xã đã dùng biện pháp tạm thu tài sản hoặc cắt điện sinh hoạt để thúc những hộ “không” thực hiện nghĩa vụ.

 

Vợ chồngị Hiền- Sông trong ngôi nhà đại đoàn kết vừa tặng.

 

Đâu là sự thật?

ông Nguyễn Văn Thuỷ (71 tuổi) ở thôn Lạch Trường cho biết, gia đình ông có 6 người con, tất cả đã xây dựng gia đình và không thuộc diện hộ nghèo. Cách đây 6 năm, gia đình ông bị xã thu 4 tấm ván dùng làm giường nằm do thiếu nợ kéo dài. Tuy nhiên, khi trả lại thì hỏng mất 3 tấm do để quá lâu. Mong ước của ông là muốn UBND xã trả lại 4 tấm ván như trước.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Hoàng Văn Hiển và chị Lê Thị Sông, hộ nghèo ở thôn Thắng Hùng. Qua trao đổi, được biết cách đây 6 năm, để có vốn xây dựng công trình điện sinh hoạt, xã tiến hành thu mỗi hộ 420.000 đồng, gia đình chị Sông vì không có tiền đóng góp nên phải đấu nhờ hàng xóm, lại nợ tiền điện nên thường bị cắt. Mặc dù vẫn còn “ấm ức” nhưng chị Sông cũng cho biết, năm 2005, gia đình chị được hỗ trợ 7 triệu đồng để xây dựng nhà tình thương. Ngoài ra, năm 2008, nhờ sự giúp đỡ của xã, chồng chị đã được nhận trợ cấp xã hội thường xuyên do căn bệnh tâm thần phân liệt.

Đối với khoản thu quỹ quốc phòng an ninh và phòng chống thiên tai, dù Chính phủ đã bãi bỏ, nhưng do điều kiện thường xuyên phải đối phó với bão lụt cũng như hạn hẹp về kinh phí, nên được sự nhất trí của HĐND xã và sau khi họp dân, chính quyền xã đã cho thu hai khoản này để sử dụng vào công tác giữ gìn an ninh trật tự và diễn tập phòng chống lụt bão. Sau khi vụ việc được phát hiện, theo chỉ đạo của huyện, xã đã tiến hành trả lại cho dân số tiền thu trái quy định này.

Đặc biệt, việc xã thu phí vệ sinh, nghe ra thì quả là vô lý, nhưng thực tế đây lại là việc làm cần thiết. Nếu ai có dịp về Hải Lộc cách đây 10 năm, hẳn không quên hình ảnh khi chiều xuống, hàng đoàn người kéo nhau ra bãi biển, bờ đê, đồng muối để “giải quyết nỗi buồn”, cùng với đó là tình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, kéo theo các loại dịch bệnh. Để chấm dứt thực trạng này, xã phát động chiến dịch toàn dân xây dựng nhà vệ sinh. Theo quy ước của các thôn, xóm, sau nhiều lần vận động, hộ nào vẫn cố tình vi phạm sẽ bị tạm thu 20.000 đồng /khẩu, số tiền này được trả lại khi gia đình xây dựng được nhà vệ sinh. Nhờ cách làm này, từ chỗ cả xã chỉ có vài chục hộ có nhà vệ sinh, nay đã có tới trên 95% số hộ có công trình vệ sinh đạt chuẩn.

Có thể thấy rằng, do sự nóng vội của một số cán bộ địa phương dẫn đến những sai phạm trên. ông Lưu Văn Kiền, Phó cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, ngay sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về những tiêu cực tại xã Hải Lộc, đích thân ông đã về địa phương để xác minh, nhưng sự việc không đến mức như thế và đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa điều tra làm rõ. Vấn đề đặt ra là bản thân đội ngũ lãnh đạo xã cũng cần nâng cao trình độ quản lý để giải quyết các vấn đề của địa phương một cách linh hoạt, hợp lòng dân.

KTNT

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật