Hoa Kỳ: “Châu Âu hãy chuẩn bị cho chiến tranh”

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Victoria Nuland kêu gọi thiết lập các trung tâm chỉ huy và kiểm soát ở các quốc gia tiền tuyến trên lục địa châu Âu. Tuy nhiên, bà Nuland không nói rõ chiến tuyến đi qua những nước nào, theo Tiếng nói nước Nga.
Hoa Kỳ: “Châu Âu hãy chuẩn bị cho chiến tranh”
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Victoria Nuland. Ảnh AP/Pablo Martinez Monsivais

Phát biểu tại một cuộc họp ở viện Brookings có trụ sở ở Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland đã nói rằng, cần phải sớm thành lập lực lượng triển khai nhanh ở một số nước châu Âu, trước hết ở tất cả sáu quốc gia tiền tuyến.

Tuy vậy, bà Nuland không cụ thể đó là những quốc gia nào.

Chủ đề Ukraine là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài phát biểu của bà Nuland, do đó có thể giả định rằng theo quan điểm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các quốc gia tiền tuyến chính là các nước láng giềng với Ukraine.

Như vậy, nếu không tính đến Nga thì Ukraine có biên giới chung với 6 quốc gia: Romania, Hungary, Slovakia, Ba Lan, Moldova và Belarus. Tuy nhiên, hai quốc gia cuối cùng trong danh sách này không phải là thành viên của khối NATO.

Theo Tiếng nói nước Nga, trong khi các nước châu Âu, đặc biệt Đức, Pháp và Nga, cố gắng bằng mọi cách góp phần giải quyết hoà bình cuộc xung đột Ukraine thì Hoa Kỳ muốn làm trầm trọng thêm cuộc xung đột để nó biến thành cuộc xung đột liên quốc gia.

Hội nghị thượng đỉnh NATO mùa thu năm ngoái đã đề xuất sáng kiến gia tăng phần đóng góp vào ngân sách quân sự: Các nước thành viên phải dành 2% từ GDP cho ngân sách quốc phòng của khối Bắc Đại Tây Dương với lý do bảo vệ chống lại sự xâ‌m lượ‌c tiềm năng từ phía Nga.

Bị lôi cuốn bởi sự tuyên truyền, các thành viên liên minh đã đồng ý làm như vậy. Rồi đến lúc phải trả tiền, và nhiều người châu Âu nhận ra rằng, họ phải trả tiền để bảo vệ khỏi một mối đe dọa giả định không hề có trên thực tế.

Ví dụ, Latvia và Lithuania đã cố gắng từ chối, nhưng đại diện của Bộ Ngoại giao Victoria Nuland cảnh báo rằng, Mỹ không cho phép họ "thoát khỏi lưỡi câu”.

Mỹ vẫn có ý định giải quyết vấn đề với Nga bằng bàn tay của các thành viên NATO ở châu Âu và bằng tiền của châu Âu.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Xã hội của Nga Vladimir Yevseyev nói: “Để thành lập lực lượng triển khai nhanh cần phải có nguồn tài chính, mà châu Âu không có".

Vị chuyên gia này còn nói thêm: Mỹ không có ý định tiêu tiền của họ. Trong điều kiện này, lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ là một yếu tố gây áp lực lên các đối tác NATO, chứ không phải một kế hoạch thực tế. Nếu Hoa Kỳ có tiền, thì họ sẽ cấp những khoản viện trợ tài chính cho cái gọi là nước đồng minh Ukraine, chứ không phải hứa bảo lãnh cho vay.

Cách đây không lâu, các bộ trưởng tài chính EU đã nhất trí cho Ukraina vay 1,8 tỷ euro. Mỹ cũng đã quyết định cung cấp cho Ukraina 2 tỷ USD tiền bảo lãnh vay vốn.

Dù Washington chỉ hứa bảo lãnh cho vay, nhưng, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalia Yaresko đã tuyên bố rằng, Hoa Kỳ cung cấp cho Ukraine khoản viện trợ mới trị giá hai tỷ USD và ủng hộ vững chắc các hành động của chính quyền Kiev ở khu vực phía Đông.

Sau những lời tuyên bố như vậy, quân đội Ukraine tăng cường pháo kích và không kích vào các khu dân cư của Donbass khiến số thương vong trong dân thường tăng lên.

Song, Kiev không đếm xỉa gì đến điều đó bởi vì họ có một nước đồng minh hùng mạnh, Hoa Kỳ sẵn sàng phái đến Ukraine lực lượng phản ứng nhanh của NATO.

Dù trên thực tế lực lượng này chưa tồn tại, nhưng, điều chính yếu là Hoa Kỳ đã bắt tay giải quyết vấn đề.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật