Khi Trung Quốc vỡ mộng tàu cao tốc

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người Trung Quốc đã vô cùng tự hào khi chứng kiến nước mình phóng thành công tàu vũ trụ thăm dò Tuần Châu, nhưng khi mà cả Trung Quốc còn đang hãnh diện vì chuyện trên trời, thì họ đang phải đối mặt với việc đổ vỡ ảo tưởng vì chuyện dưới đất: vỡ mộng tàu cao tốc
Khi Trung Quốc vỡ mộng tàu cao tốc
Ảnh minh họa

Cùng với việc đặt ra mục tiêu trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra mục tiêu biến nước này trở thành một trong những quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật mạnh nhất, đủ để trở thành điểm tựa cho sự phát triển kinh tế vốn đang trong giai đoạn phụ thuộc rất nhiều vào tri thức và công nghệ.

Theo đó, kế hoạch của chính phủ Trung Quốc nhằm biến nước này trở thành một quốc gia có trình độ xây dựng đường sắt cao tốc và tàu cao tốc hiện đại nhất thế giới gần như đã sụp đổ hoàn toàn.
Vụ tai nạn tàu cao tốc thảm khốc ở Ôn Châu năm 2011 đã thực sự trở thành một biểu tượng cho sự thất bại của ngành đường sắt Trung Quốc, vốn là một trong những lĩnh vực nhận được sự ưu ái lớn nhất của Bắc Kinh nhằm đưa ngành này trở thành biểu tượng mũi nhọn cho trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc.
Sở dĩ các ngành giao thông vận tải Trung Quốc nhận được sự quan tâm lớn từ chính phủ nước này, là vì tầm quan trọng sống còn của nó. Ngay từ trước khi Trung Quốc mở cửa và cơ sở hạ tầng đường xá giao thông trở thành yêu cầu cấp thiết nhất để phát triển kinh tế, thì giao thông vận tải đã luôn là ngành quan trọng bậc nhất ở nước này.
Diện tích lãnh thổ rộng lớn gần như ôm trọn lục địa Đông Á của Trung Quốc đòi hỏi một ngành công nghiệp giao thông hiệu quả để gắn kết các vùng miền trong nước, trước tiên là về chính trị và quân sự. Các con đường vững chãi có độ bền và tuổi thọ cao luôn là niềm tự hào của Trung Quốc từ trước khi nước này mở cửa, dù kinh tế nghèo khó.
Nhưng thành tựu đó đã không kéo dài đến thời điểm hiện tại, khi người Trung Quốc đặt ra tham vọng vươn đến các ngành giao thông công nghệ cao. Xây dựng các con đường bộ bền vững không có nghĩa sẽ thành công khi xây dựng các đường tàu cao tốc hiện đại nhất thế giới.
Bất chấp tất cả, người Trung Quốc vẫn lao vào mục tiêu đã đề ra, hầu hết các tuyến đường sắt cao tốc quan trọng nhất Trung Quốc đều do tập đoàn công nghiệp đường sắt của nước này xây dựng, với những tham vọng về lưu lượng hành khách và nhất là tốc độ phải đạt cao nhất thế giới do ảnh hưởng của việc chạy theo thành tích của Bắc Kinh.

Vụ tai nạn thảm khốc ở Ôn Châu khi hai đoàn tàu cao tốc lao thẳng vao nhau gây ra cái chết của 35 người vì thế đã là một đòn giáng mạnh vào ngành đường sắt Trung Quốc và tham vọng của chính phủ nước này. Trước đó, những cảnh báo về sự thiếu an toàn về nhiều mặt của ngành giao thông này đã xuất hiện nhưng đã bị phớt lờ. Người dân cả nước bàng hoàng và sợ hãi khi hàng ngày phần lớn trong số họ vẫn di chuyển trên các con tàu cao tốc nội địa để đến chỗ làm và trở về nhà.

Phản ứng của xã hội cao đến mức buộc chính phủ Trung Quốc phải tạm đình chỉ các dự án mới của tập đoàn công nghiệp đường sắt, và kiểm tra toàn bộ các dự án cũ đã hoàn thành. Thậm chí, Bắc Kinh buộc phải nới lỏng các quy định về nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài trong lĩnh vực này.
Theo đó, các tập đoàn quốc tế có thể tham dự đấu thầu và cung cấp các thiết bị công nghệ cho các dự án xây dựng đường sắt cao tốc của Trung Quốc, thậm chí có thể là tham gia vào quá trình xây dựng đường sắt và cung cấp các con tàu cao tốc chất lượng cao – vốn là hai thứ được coi là biểu tượng và luôn thuộc độc quyền của ngành công nghiệp đường sắt Trung Quốc. Có vẻ như đã đến lúc người Trung Quốc thôi ảo tưởng về khả năng của mình và chấp nhận việc học tập thế giới.
Theo những thông tin mới nhất, Trung Quốc đã chính thức dỡ bỏ các quy định ngặt nghèo trong lĩnh vực đường sắt cao tốc. Các tập đoàn quốc tế có thể được phép cung cấp các thiết bị cho lĩnh vực này trong các dự án của Trung Quốc, chỉ cần sản phẩm của họ qua được sự kiểm tra về chứng chỉ an toàn của nhà chức trách Trung Quốc.
Trong một động thái mới nhất, tập đoàn Bombardier của Canada đang chờ đợi sự chấp thuận của các cơ quan kiểm tra của Trung Quốc để chính thức bước chân vào thị trường tàu cao tốc béo bở của nước này. Theo dự kiến, chỉ cần nhận được chứng chỉ an toàn từ phía nhà chức trách, Bombardier có thể triển khai dự án 80 đoàn tàu CRH380D trị giá 2 tỉ USD được phía Trung Quốc đặt hàng từ năm 2009.

Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã chính thức chấm dứt tham vọng về việc có thể tự đưa ngành công nghiệp đường sắt cao tốc của mình lên vị trí hàng đầu thế giới. Trên thực tế, bản thân các tập đoàn Trung Quốc cũng muốn nhập thiết bị công nghệ cao nước ngoài hơn là tự mình phát triển, vì tốn kém hơn và chất lượng cũng như độ an toàn thua sút so với các tập đoàn quốc tế. Có vẻ như cùng với các lĩnh vực hàng xa xỉ và công nghệ cao khác, lĩnh vực đường sắt cao tốc đầy béo bở của Trung Quốc cũng đang dần rơi vào tay các tập đoàn nước ngoài.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật