Ngân hàng tế bào gốc: Chi trăm triệu mua bảo hiểm sinh học cho con

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đối với việc lưu trữ tế bào gốc từ máu và màng dây rốn nó ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới và là tương lai của ngành y học.
Ngân hàng tế bào gốc: Chi trăm triệu mua bảo hiểm sinh học cho con
bệnh nhân trong phòng gạn tế bào gốc của viện huyết học và truyền máu trung ương.

Gửi máu cuống rốn làm gì?

Sắp đến ngày sinh nở, chị Nguyễn Thị Hải trú tại Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội lo lắng đi tìm nơi gửi máu cuống rốn cho con. Tuy nhiên, khi hỏi một vài bệnh viện tư nhân, chị Hải cho biết chi phí cao quá nên chị Hải băn khoăn.

Chị Hải có ý định vào viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tìm hiểu về việc gửi máu cuống rốn thì bạn bè lại cho rằng gửi ở đó là gửi cộng đồng, máu cuống rốn sau này sẽ là ngân hàng cộng đồng mọi người có thể dùng chứ không dành riêng cho con chị Hải.

Nghe đến chuyện gửi máu cuống rốn vào cộng đồng, chị Hải đã từ chối. Sau nhiều lần cân nhắc, chị Hải đã chọn một bệnh viện tư gửi. Tuy nhiên các chi phí xét nghiệm và chi phí gửi trong năm đầu đã mất hơn 30 triệu đồng. Các năm tiếp theo chị Hải phải nộp 50 triệu đồng cho 17 năm. Chi phí cho việc gửi tế bào gốc của con chị lên tới gần 80 triệu đồng.

Chi phí gửi máu cuống rốn tại Bệnh viện Vimec hiện nay có giá lưu giữ 1 năm 3,5 triệu đồng cho một cháu, sinh đôi là 7 triệu đồng. Lưu giữ 5 năm một bé là 15 triệu đồng, hai bé là 30 triệu đồng. Lưu giữ 10 năm là  29 triệu đồng một đơn vị máu cuống rốn.  Khách hàng lưu giữ 17 năm liên tục 50 triệu đồng.

Cùng suy nghĩ đó, chị Vũ Thị Quỳnh Chi sống tại phố Yên Lạc, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết chị đang chuẩn bị “mua bảo hiểm sinh học” cho cả gia đình. Sau khi đi tìm hiểu nhiều nơi, chị Quỳnh Chi đã quyết định gửi máu cuống rốn cho con vào ngân hàng cộng đồng.

Tuy nhiên, khi kiểm tra sức khỏe chị Chi lo ngại cháu bé không đủ tiêu chuẩn vì cân nặng hơi nhỏ. Con đầu lòng của chị Chi khi chào đời được 2,2 kg. Chị Chi cho biết nếu bé không đủ cân nặng thì chị không được đăng ký gửi máu cuống rốn cộng đồng.

Nằm chờ sinh tại khoa Đẻ, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chị Bùi Thị Hạnh trú ở Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội cho hay, lúc mới mang bầu chị có nghe mọi người nói về lưu trữ máu cuống rốn để sau này chẳng may em bé hay người thân có mắc bệnh hiểm nghèo thì cơ hội chữa trị sẽ cao hơn. Nhưng việc phải chi phí cho một mẫu lưu trữ và suốt quãng thời gian dài lên tới vài chục triệu, gia đình chị không thể xoay được.

Chị kể chị đã đi tham khảo ở các nơi từ đều giao giao dộng từ 80 -100 triệu đồng. Dù đóng làm ba lần nhưng số tiền ấy quá sức chi trả của chị. Gần đây, khi nghe thông tin bệnh viện Phụ sản Hà Nội phối hợp với viện huyết học Truyền máu Trung ương lưu trữ máu cuống rốn miễn phí, chị đang suy nghĩ có nên gửi cuống rốn cho cháu hay không.

Còn chị Nguyễn Minh Ngọc trú tại Thái Thịnh, Hà Nội vừa làm xong hợp đồng gửi tế bào gốc cho con vào một bệnh viện Quốc tế. Chị Ngọc cho biết số tiền chị gửi là 39 triệu đồng cho năm đầu tiên, các năm sau rẻ hơn. Chị Ngọc hi vọng số tiền bỏ ra sẽ tương thích với mong muốn của gia đình chị. Một năm sau chị đóng tiếp 40 triệu và cho tới năm cháu bé 1‌8 tuổ‌i tổng số tiền gửi tế bào gốc cuống máu rốn khoảng 100 triệu đồng.

Trước xu hướng bệnh hiểm nghèo gia tăng như: ung thư máu, u tủy, suy tủy, U lympho, Thalassemia (huyết tán), bệnh tiểu cầu, li thượng bì..., khá đông các gia đình khá giả tìm đến bệnh viện đa khoa, trung tâm tế bào gốc... để được tư vấn "bảo hiểm sinh học trọn đời". Tại đây, các bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể các tình huống, các loại bệnh có thể điều trị nhờ việc lưu trữ máu cuống rốn.

Điều kiện gửi máu cuống rốn?

Bác sĩ Mai Trọng Hưng, Trưởng khoa Đẻ (D3), bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, thời gian qua, bệnh viện liên tục tiếp nhận và tư vấn cho rất nhiều sản phụ về việc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn. Nhiều sản phụ có nguyện vọng gửi dịch vụ dùng làm “ngân hàng” riêng cho em bé nhà mình.

Nhưng nhiều sản phụ khi nghe bác sĩ giải thích về lợi ích của gửi máu cuống rốn cộng đồng, nhiều sản phụ đã đồng ý gửi. Tuy nhiên,  không phải ai cũng được gửi mà các sản phụ phải đủ điều kiện về sức khỏe.

Thông thường, một một mẫu tế bào máu cuống rốn được lưu trữ thì người mẹ không mắc các bệnh như lậu, giang mai, viêm gan B, viêm gan C, HIV... tiểu đường, huyết áp, ung thư, bệnh về miễn dịch, khi sinh em bé không bị dị tật,  không sốt, không bị nhiễm trùng sơ sinh. Chỉ số về thể tích hồng cầu ở tuần thứ 36 khi xét nghiệm làm hồ sơ sinh đạt trên 80g/l. Thể tích máu cuống rốn khi lấy được phải đạt mức 160 - 280mg.

Nhiều sản phụ lấy được ít máu cuống rốn có thể xin gửi sang ngân hàng dịch vụ tại các bệnh viện tư nhân.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật