AVF: Kết buồn của một doanh nghiệp thủy sản trong top đầu?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hàng tồn kho giảm mạnh nhưng Việt An không ghi nhận thêm được phần doanh thu tương ứng, trong khi đó lại ghi nhận 691 tỷ đồng chi phí khác. Lỗ vượt gấp 2 lần vốn điều lệ, Việt An không chỉ đối diện với việc hủy niêm yết mà còn có nguy cơ phá sản.
AVF: Kết buồn của một doanh nghiệp thủy sản trong top đầu?
Ảnh minh họa

CTCP Việt An (mã AVF- HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính gây bất ngờ với số lỗ quý IV 735 tỷ đồng, gấp 1,7 lần vốn điều lệ của công ty. Quay lại một vài năm trước đây, Việt An đã từng là một doanh nghiệp thủy sản hàng đầu với doanh thu xuất khẩu có năm đạt trên 82 triệu USD, chinh phục thị trường khó tính Mỹ.

Vang bóng một thời

Dthu xuất xuất khẩu 2008-2013 Được thành lập năm 2004, Việt An là doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản với mặt hàng chính cá tra fillet đông lạnh. Việt An từng đứng thứ 4 trong top 10 DN xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam với doanh thu xuất khẩu năm 2012 lên tới 82,5 triệu USD và đặt mục tiêu sẽ nằm trong Top 3 công ty chế biến cá tra lớn nhất Việt Nam vào năm 2015.

Tuy nhiên, mục tiêu chưa thành thì cũng đúng năm 2015, Việt An phải đối mặt với nguy cơ hủy niêm yết với doanh thu bán hàng hóa (cá tra) 8,8 tỷ đồng và khoản lỗ vượt vốn trong quý IV/2014.

Lỗ khủng và sự cố "Cá ươn"?

Theo BCTC quý 4 của công ty, Việt An lỗ 735 tỷ đồng, gấp 1,7 lần vốn điều lệ, qua đó kéo khoản lỗ trong cả năm 2014 lên 892 tỷ đồng.

Trong khi doanh thu năm 2013 của Việt An lên tới 1.527 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động kinh doanh cả năm 2014 đã bị “teo tóp”, chỉ bằng 11,6% năm trước. Doanh thu giảm trong khi giá vốn không giảm tương ứng khiến Việt An lỗ gộp 15,4 tỷ đồng trong quý IV và 31,3 tỷ đồng cả năm 2014.

Tuy nhiên khoản lỗ này vẫn chưa thấm vào đâu so với số lỗ ròng khủng 892 tỷ đồng của Việt An. Nguyên nhân chính của khoản lỗ này nằm ở việc Việt An hạch toán 691 tỷ đồng chi phí khác.

Đồng thời với chi phí tăng vọt, Việt An còn ghi nhận biến động mạnh trong cơ cấu tài sản của công ty, mà cụ thể là sự sụt giảm Hàng tồn kho.

Đến cuối quý III/2014, Việt An vẫn ghi nhận 512 tỷ đồng hàng tồn kho nhưng đến cuối năm số hàng tồn kho trên đã “bốc hơi” 496,4 tỷ đồng.

Giá vốn hàng bán trong quý IV chi ghi nhận vỏn vẹn 24 tỷ đồng do “cung cấp dịch vụ”. Như vậy, số hàng tồn kho trên hoàn toàn không được đem bán.

Không loại trừ khả năng, tồn kho của doanh nghiệp đã được “thanh lý”. Là một doanh nghiệp thủy sản với các mặt hàng chính là cá tra. Mặc dù đã qua sơ chế nhưng sản phẩm chỉ được sử dụng trong thời hạn nhất định. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2014, trong số xấp xỉ 16 tỷ đồng trị giá hàng tồn kho, thành phẩm tồn kho chiếm phần lớn, trị giá 9,18 tỷ đồng, gồm: cá tra , cá rô, cá chèm thành phẩm, các thứ phẩm và phụ phẩm khác…

Vì đầu nên nỗi

 

Mặc dù Việt An chưa có giải trình chính thức về khoản lỗ của công ty nhưng báo cáo soát xét bán niên do Deloitte thực hiện đối với hoạt động hai quý đầu năm 2014 của Việt An cũng cho biết phần nào những khó khăn của công ty.

Một vấn đề đã được Deloite nhấn mạnh về việc ảnh hưởng của việc áp thuế chống bán phá giá cá tra phi- lê của công ty làm đình trệ và giảm đáng kể doanh thu xuất khẩu. Do vậy Deloite đã “hoài nghi về khả năng hoạt động của Công ty trong tương lai”.

Quyết định của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 8 (POR8) áp mức thuế chống bán phá giá 1,34 USD/ kg,giảm xuống còn 0,43 USD/ kg theo POR 9 nhưng lại tăng lên 2,39 USD/ kg theo quyết định đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 10.

Các khoản thuế không do Việt An trả nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà nhập khẩu Mỹ, dẫn đến đầu ra của công bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Châu Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của Việt An trong các năm 2012, 2013. Không thể đa dạng hóa được các thị trường xuất khẩu cũng như việc quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ là nguyên nhân dẫn tới thua lỗ củaViệt An.

Deloitte cũng cho biết tới ngày 30/6, Việt An chưa thực hiện thủ tục kiểm kể hàng tồn kho, chưa đối chiếu và xác nhận đối với các khoản công nợ ứng trước người bán và khoản phải thu khác nên Deloitte không thể thực hiện các thủ tục soát xét đối với các khoản mục này. Cũng vì những vi phạm trong việc công bố thông tin mà cổ phiếu của AVF đã thuộc diện kiểm soát đặc biệt từ 30/9/2014.

Không chỉ có những biến động trong hoạt động kinh doanh, Việt An còn nhiều lần thay đổi nhân sự cấp cao. Theo đăng ký kinh doanh sửa đổi ngày 12/11/2014, ông Ngô Minh Thu hiện đảm nhận vị trí Tổng giám đốc. Ông Lưu Bách Thảo, một trong các cổ đông sáng lập của công ty đã không còn giữ vị trí Chủ tịch HĐQT và TGĐ từ tháng 5/2014.

Kết buồn: Hùy niêm yết và liệu sau có là nguy cơ vỡ nợ, phá sản?

Với khoản lỗ vượt gấp 2,05 lần vốn, nếu không có thay đổi sau kiểm toán, đương nhiên Việt An sẽ phải rời sàn theo điều kiện hủy niêm yết bắt buộc của UBCKNN. Trước đó, từ tháng 12/2013 đến 24/4/2014, Việt An đã chào bán 13,98 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 2:1 thu về 69,9 tỷ đồng, tương đương giá 5.000 đồng/ cổ phiếu. Hiện giá cổ phiếu này (ngày 22/1/2015) chỉ còn được giao dịch với giá 2.200 đồng/ cổ phiếu.

Diễn biến giao dịch cổ phiếu AVF năm 2014

 

Tuy nhiên, một vấn đề lớn hơn có lẽ là nguy cơ giải thể doanh nghiệp, và thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ.

Năm 2013, từ khi còn hoạt động kinh doanh bình thường, Việt An đã có tỷ lệ vay nợ khá cao, lên tới 78% với 1.121 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn và 2,5 tỷ đồng vay nợ dài hạn. Theo con số báo cáo cuối tháng 12/2014, các khoản nợ vay ngân hàng này đã giảm lần lượt còn 1.110,2 tỷ đồng và 1,5 tỷ đồng.

Mặc dù, Việt An không chi tiết các ngân hàng mà công ty này đi vay, nhưng theo báo cáo ngày 30/6/2014, thì phần lớn các khoản vay này đến từ các NHTMCP Nhà nước, gồm Vietcombank, BIDV, Agribank.

 

 

Khoản vay nợ ngắn hạn của Việt An được thế chấp bằng quyền thu hồi nợ các bộ chứng từ xuất khẩu, tài sản cố định, quyền sử dụng đất của công ty và tài sản cá nhân của ông Lưu Bách Thảo.

Đến cuối tháng 12/2014, tài khoản có tính lỏng cao nhất, tiền và tương đương tiền chỉ còn vỏn vẹn 818 triệu đồng, chưa bằng 1/1000 số nợ. Tuy nhiên, Việt An lại có 891 tỷ đồng khoản phải thu, mà phần lớn là khoản phải thu khác, phải thu từ bên thứ ba (870 tỷ đồng). Khả năng thu hồi sẽ phải phụ thuộc vào bên thứ ba đang nợ công ty. Ngoài ra, công ty cũng có thể thanh lý, nhượng bán các tài sản khác như tài sản cố định (trị giá 275 tỷ đồng). Nếu không thanh toán được cho chủ nợ, việc phá sản công ty là khó tránh khỏi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật