Những cái bắt tay của Nga khiến phương Tây lạnh gáy

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giữa lúc bị dồn vây tứ phía vì cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukaine, Nga đã có những cái bắt tay với các nước khiến phương Tây phải “lạnh gáy”. Diễn biến này có thể làm cho phương Tây phải xem xét lại chính sách của họ với Nga.
Những cái bắt tay của Nga khiến phương Tây lạnh gáy
Ảnh minh họa

Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine chứng kiến một cuộc đối đầu Đông -Tây căng thẳng và quyết liệt chưa từng có kể từ sau chiến tranh Lạnh. Phương Tây do Mỹ dẫn đầu khăng khăng đổ lỗi cho Moscow về cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng như cuộc xung đột ở miền đông nước này. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, phương Tây vẫn liên tiếp tung ra hàng loạt đòn trừng phạt Moscow nhằm gây sức ép cao nhất lên nước này.

Trong bối cảnh bị phương Tây dồn ép như vậy, Nga đã có những bước đi khiến phương Tây không khỏi giật mình.

Lâu nay, Nga là một đối tác không thể thiếu của phương Tây trong việc giải quyết thách thức từ chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran và Triều Tiên. Mỹ và phương Tây rất cần sự hợp tác của Nga trong việc đối phó với những nước mà họ liệt vào “trục ma quỷ” này bởi Nga là một trong 5 nước có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hơn nữa, Nga có tiếng nói ảnh hưởng hơn với Iran và Triều Tiên so với các cường quốc phương Tây.

Ở thế bị phương Tây quay lưng, Nga đã tìm đến với Iran và Triều Tiên. Động thái này khiến phương Tây và Mỹ phát sốt lên vì lo ngại.

Iran , Nga thắt chặt mối quan hệ hợp tác quân sự

Theo tin từ báo chí quốc tế, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang có chuyến thăm đến Iran để ký một thoả thuận hợp tác quân sự. Việc Nga tăng cường hợp tác với nước cộng hoà Hồi giáo Iran thực ra không có gì là lạ hay bất thường. Nga và Iran vốn có một mối quan hệ khá tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực hạt nhân và quân sự.

Nga cùng cộng đồng quốc tế phản đối việc Iran theo đuổi vũ khí hạt nhân, nhưng Moscow vẫn giúp đỡ Tehran trong việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân cho mục đích dân sự như cung cấp điện năng hay nghiên cứu khoa học. Iran cũng là nước nhập khẩu vũ khí lớn của Nga.

Nga và Iran còn có lập trường chung trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có thoả thuận giữa Iran với 6 cường quốc về chương trình hạt nhân của Iran, kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Đông Âu, cuộc khủng hoảng Syria và vấn đề chống khủ‌ng b‌ố ở Trung Đông.


Gần đây, Moscow và Tehran còn có cách thức tiếp cận rất giống như trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thị trường năng lượng, gây ra từ sự sụt giảm mạnh giá dầu mỏ trên toàn cầu.

Việc Nga, Iran ký một thoả thuận tăng cường hợp tác quân sự được miêu tả là một “sự kiện đáng chú ý”, đưa mối quan hệ hợp tác an ninh song phương lên một tầm cao mới.

Mối quan hệ Nga , Iran được thắt chặt hơn nữa chắc chắn sẽ khiến phương Tây không khỏi lo ngại. Rõ ràng, thiếu Nga, các cường quốc phương Tây sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc gây sức ép với Iran để nước này từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi.

Trước đó, một số nước phương Tây và một số chuyên gia đã cảnh báo về viễn cảnh việc phương Tây đẩy Nga ra xa sẽ khiến nước này tiến lại gần hơn với những nước như Iran và Triều Tiên. Kết quả là khối mặt trận của các cường quốc nhằm chống lại Iran và Triều Tiên sẽ trở nên lỏng lẻo.

Nga mở rộng vòng tay đón Kim Jong Un

Lời cảnh báo trên rõ ràng là đang diễn ra. Ngoài việc thắt chặt quan hệ với Iran , Nga cũng có nhiều dấu hiệu tăng cường hợp tác với Triều Tiên.

Trong thời gian qua, người ta đã thấy Nga liên tục có những bước đi cho thấy nước này sẵn sàng mở rộng vòng tay với Triều Tiên.

Hồi tháng 10 năm ngoái, Nga tuyên bố họ đang tính chuyện đầu tư khoảng 25 tỉ USD để đại tu lại mạng lưới đường sắt của CHDCND Triều Tiên. Đổi lại, Nga sẽ được lợi bằng việc được tiếp cận với các nguồn khoảng sản, tài nguyên phong phú ở Triều Tiên.

Dự án khủng trên liên quan đến việc hiện đại hoá khoảng 3.000km đường sắt già nua, cũ kỹ của Triều Tiên trong thời gian 20 năm tới. Đây là một dự án thương mại đem lại lợi ích chung cho cả hai nước.

Tiếp đó, vào tháng 12 vừa rồi, giữa lúc Mỹ đang sục sôi tức giận với Triều Tiên về vụ tấn công mạng hãng Sony Pictures và tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước trong đó có Nga để kiềm chế Bình Nhưỡng thì Moscow lại bất ngờ thông báo mời Chủ tịch Kim Jong Un đến tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày Nga giành chiến thắng oanh liệt trong cuộc chiến tranh chống phá‌t xí‌t vào năm 2015.

Theo tin mới nhất, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nhiều khả năng sẽ nhận lời mời của Tổng thống Putin đến tham dự lễ kỉ niệm chiến thắng phá‌t xí‌t. Nếu ông Kim tới Moscow thì đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo này kể từ khi lên nắm quyền cách đây 3 năm. Điều đó đủ cho thấy Bình Nhưỡng coi trọng Nga như thế nào.


Cũng giống như với Iran , Nga có mối quan hệ khá tốt đẹp với Triều Tiên. Hồi tháng 5 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng ký một dự luật huỷ 90% khoản nợ của Triều Tiên với Nga từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, Nga cùng với các cường quốc phương Tây đều không muốn Bình Nhưỡng theo đuổi con đường phát triển vũ khí hạt nhân. Vì thế, Moscow ủng hộ việc gây sức ép với Bình Nhưỡng để nước này từ bỏ tham vọng hạt nhân.

Trong bối cảnh Nga bị chính các nước phương Tây dồn ép, Moscow sẽ tiến tới mở rộng quan hệ hợp tác với Triều Tiên như một đòn trừng phạt phương Tây. Nếu thực sự điều đó xảy ra, phương Tây rõ ràng sẽ phải mất ăn mất ngủ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật