Nga không chấp nhận ‘giải thích miệng’của Tổng thống Pháp về Mistral

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các cơ quan hữu trách của Nga đã gửi công văn yêu cầu Pháp phải có văn bản chính thức giải thích về việc không bàn giao tàu sân bay “Mistral“.
Nga không chấp nhận ‘giải thích miệng’của Tổng thống Pháp về Mistral
Ảnh minh họa

Trong một động thái mới nhất, các cơ quan có trách nhiệm của Nga đã yêu cầu đại diện của Pháp phải giải thích giải thích về việc không bàn giao "Mistral" bằng các văn bản chính thức chứ không phải bằng các “tuyên bố suông”, để Nga có cơ sở tiến hành các bước tiếp theo để đảm bảo quyền lợi của mình.

Truyền thông Nga ngày 13-1-2015, một quan chức cao cấp của Cơ quan Liên bang Nga về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự cho biết, Bộ quốc phòng Nga đã gửi công văn đến Bộ Quốc phòng Pháp yêu cầu chính thức giải thích lý do không tuân thủ các thỏa thuận về tàu chở trực thăng "Mistral".

Đại diện Cơ quan chuyên trách của Nga lý giải rằng, Nga không chấp nhận sự chỉ đạo từ lời tuyên bố miệng của một số chính trị gia, dù cho đó là Tổng thống Pháp hay là bất cứ ai.

Nguồn tin của Itar-Tass cho biết, Nga cần có văn bản giải thích lý do và đề nghị một cách chính thức, để thông qua quyết định dứt khoát về thương vụ mua bán này theo hướng hoặc là phân xử tại Tòa án hoặc cho phía Pháp thêm thời gian.

Hợp đồng cung cấp hai tàu chở máy bay trực thăng đã được ký kết giữa tập đoàn Pháp DCNS và tập đoàn Nga "Rosoboronexport" hồi năm 2011. Giá thành hợp đồng là 1,2 tỷ euro, tương đương 1,66 tỷ USD. Hợp ddoogf cũng kèm theo điều khoản mở là Nga có thể đặt mua thêm 2 tàu nữa.

Chiếc tàu chở trực thăng đầu tiên là "Vladivostok" cần phải được bàn giao cho Nga trong năm 2014, còn chiếc thứ hai mang tên "Sevastopol" dự kiến sẽ bàn giao vào năm 2015.

Hồi giữa tháng 9-2014, Pháp đe dọa đình chỉ việc cung cấp tàu chở trực thăng cho Nga, gắn quyết định này với tình hình cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tuy nhiên bên cạnh đó, phát ngôn viên của điện Elysee nói rằng việc bàn giao tàu về pháp lý vẫn không bị đình chỉ.

Pháp đưa ra quyết định trên dựa vào luận điệu của phương Tây cho rằng Nga đang can thiệp vào cuộc nội chiến ở Ukraine bằng cách đưa quân sang và cung cấp vũ khí, trang bị cho lực lượng ly khai Donbass. Paris đe dọa rằng, việc chuyển giao chỉ được thực hiện khi tình hình khủng hoảng chính trị Ukraine “tốt đẹp hơn” và Nga “thể hiện thái độ tích cực”.

Tuy nhiên, tất cả những tuyên bố trên của Pháp, mặc dù người phát ngôn là Ngoại trưởng Laurent Fabius hay Bộ trưởng quốc phòng Le Drian hoặc là
Tổng thống Pháp Francois Hollande, đều được chuyển tải qua các phương tiện truyền thông nước này chứ không hề mang tính chất chính thống.

Lần gần đây nhất, vào ngày 25-11, Văn phòng Tổng thống Pháp đã thông báo chỉ thị mới nhất của ông Francois Hollande về bản hợp đồng đóng tàu Mistral với nước Nga rằng: Paris vừa quyết định hoãn chuyển giao “vô thời hạnh” chiếc đầu tiên trong hai tàu chiến lớp Mistral đóng cho Moscow, nhằm phản đối các hành động Nga đã tiến hành trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Như vậy, sau chỉ thị này, nếu tình hình Ukraine không tốt đẹp lên và phương Tây vẫn không hài lòng về cách hành xử của Nga thì con tàu Mistral sẽ không bao giờ được chuyển giao cho Nga. Người Pháp đã làm đúng với những tuyên bố trước đó là họ có trách nhiệm của nước lớn với tình hình của Ukraine hay chỉ là “đòn gió” với Nga?

Trước đây, Moscow cũng đã tuyên bố cho Paris thêm thời gian để cân nhắc thiệt hơn nếu thương vụ này đổ bể, bởi còn một điều khoản hợp đồng cho phép thời gian trễ giao hàng là 120 ngày, kể từ ngày ấn định bàn giao là 14-11-2014. Sau thời gian đó, Pháp mới phải chịu phạt vì không thực hiện đúng hợp đồng.

Thời gian gần đây, dường như Moscow đã hết kiên nhẫn và liên tiếp thúc giục Paris đưa ra quyết định, đồng thời tỏ thái độ chấp nhận mọi phương án là bàn giao tàu hoặc bồi thường và hủy hợp đồng. Tuy nhiên, tất cả những trao đổi giữa Nga và Pháp hoàn toàn là thông qua các tuyên bố báo chí.

Với đề nghị mới nhất của Bộ quốc phòng Nga, đây là lần đầu tiên 2 bên có những văn bản chính thức trao đổi về vấn đề này.

Điều này cho thấy, Moscow muốn kết cục của hợp đồng này sẽ được quyết định trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc Paris quyết định bàn giao tàu hay chấp nhận hủy hợp đồng vẫn còn là câu trả lời khó đoán bởi Pháp vẫn còn khoảng 2 tháng “được phép dùng dằng”, chưa phải bàn giao tàu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật