Thay đổi mã vùng, di động còn 10 số: ai là người chịu thiệt hại?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa ban hành Thông tư 22/2014/TT-BTTTT về quy hoạch kho số viễn thông, có hiệu lực từ ngày 1/3.2015. Ngay trong loại câu hỏi được cho là “ú ớ” nhất như “thay đổi để làm gì nhỉ?” cũng chạm tới vấn đề: Tính thực dụng của việc thay đổi mã vùng.
Thay đổi mã vùng, di động còn 10 số: ai là người chịu thiệt hại?
Ảnh minh họa

Ngày 7/1, Bộ TTTT đã đăng tải trên trang web chính thức của bộ lý do của việc phải quy hoạch lại mã vùng điện thoại cố định trong quy hoạch tổng thể kho số viễn thông. Cụ thể, quy hoạch mới sẽ giải quyết được bất cập của quy hoạch cũ, như độ dài mã vùng là 2 hoặc 3 chữ số (quy định cũ là từ 1-3 chữ số), độ dài số thuê bao điện thoại cố định (TBĐTCĐ) giữ nguyên là 7 hoặc 8 chữ số. Hai thành phố (Hà Nội và Tp.HCM) sẽ có độ dài mã vùng 2 chữ số; 61 tỉnh/thành phố có độ dài 3 chữ số. Bộ TTTT cho rằng, quy định như vậy sẽ thống nhất toàn quốc về độ dài quay số là 11 chữ số, thay vì tỉnh thì 10 chữ số, tỉnh 11 chữ số trước đây, dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ đối với người sử dụng.

Tiện hơn?

Bộ Thông tin - truyền thông khẳng định quy hoạch mới về việc tất cả mã vùng trên toàn quốc sẽ bắt đầu bằng dải số 2, tất cả thuê bao di động sẽ chỉ có 10 số được ban hành trên cơ sở nghiên cứu, xem xét một cách kỹ lưỡng thông lệ quốc tế và tình hình thực tế của Việt Nam.

Quy hoạch mới quy hoạch độ dài quay số khi gọi đường dài trong nước hoặc gọi từ mạng di động đến thuê bao điện thoại cố định là thống nhất trên toàn quốc, đều là 11 chữ số.

Theo quy hoạch cũ thì số đầu mã làm mã vùng cho mạng cố định là 7 và làm mã mạng cho mạng di động là 2. Điều này bộc lộ sự thiếu hiệu quả trong quy hoạch, sử dụng kho số giữa mạng cố định và mạng di động.

Quy hoạch mới đã giải quyết bất cập này bằng việc quy hoạch 1 đầu mã làm mã vùng, 8 đầu mã làm mã mạng...

Ông Trần Mạnh Hùng - Ảnh: Minh Quang

Ông Trần Mạnh Hùng, tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT), cho biết sẽ thực hiện việc đổi mã vùng điện thoại cố định theo hai giai đoạn: giai đoạn 1 có thể gọi song song của mã vùng cũ và mã vùng mới, giai đoạn 2 sẽ thông báo bằng lời thoại đến khách hàng nếu như khách hàng quay sai số.

Có tiện nhưng hơi phiền

Quy hoạch mới quy hoạch độ dài mã mạng di động là 2 chữ số, độ dài số thuê bao điện thoại di động vẫn giữ nguyên như hiện tại là 7 chữ số. Như vậy, tất cả các thuê bao di động sẽ có 10 số, bao gồm cả số mào đầu "0".

Những người đang sử dụng các đầu số 1xx sẽ có số điện thoại mới với 10 số.

Sẽ có hàng triệu số máy di động 11 số của người dân bị ảnh hưởng bởi việc giảm còn 10 số.

Bạn đọc Min Trần, người đang sử dụng đầu số 0122 cho biết việc thay đổi này khá phiền phức vì "những người đã lưu số điện thoại cũ của mình đều phải lưu lại số mới, chưa kể danh bạ điện thoại của mình cũng có rất nhiều bạn bè sử dụng đầu số 1xx, mình sẽ phải lưu lại hết", Min Trần nói.

Bạn đọc Linh ở Q.8 (TP.HCM) cho rằng việc thay đổi này dù tiện là làm gọn số nhưng lại gây ra không ít phiền phức cho bản thân và những người xung quanh vì phải cập nhật lại số điện thoại, phải in lại danh thiếp...

Doanh nghiệp tốn thêm tiền

Nhiều doanh nghiệp cho biết họ chưa nhận được thông tin chính thức về việc đổi mã vùng điện thoại cố định.

Ông Võ Tấn Duyệt - Công ty cổ phần thương mại Miền núi Phú Yên - cho biết ông không nắm được thông tin mã vùng của Phú Yên sẽ đổi từ 57 sang 257. Có những doanh nghiệp cho biết đã nghe qua thông tin sẽ đổi nhưng cụ thể thế nào vẫn chưa nắm được.

Trao đổi với Báo, ông Nguyễn Phúc Thành - Hiệp hội Taxi tải Hà Nội - cho rằng những doanh nghiệp nào sử dụng điện thoại cố định để liên lạc với khách hàng đều sẽ bị ảnh hưởng từ sự thay đổi này.

Ông Thành đưa ra những dẫn chứng đầu tiên là việc in ấn danh thiếp, tờ rơi, phong bì thư… đều phải làm lại và tốn kém chi phí.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật