Vũ khí Trung Quốc chinh phục thị trường châu Phi

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trung Quốc quyết chinh phục thị trường châu Phi bằng việc trình làng mẫu UAV ASN-209 tại triển lãm Hàng không và Quốc phòng châu Phi hồi tháng 9/2014.
Vũ khí Trung Quốc chinh phục thị trường châu Phi
UAV ASN-209 được Trung Quốc giới thiệu tại châu Phi

Giới thiệu sản phẩm mới

Theo Worldcarfans, tại triển lãm này Trung Quốc đã lần đầu tiên trình làng mẫu UAV đa nhiệm ASN-209. Được thiết kế bởi Tập đoàn Công nghệ Xi’an, ASN-209 là một UAV tầm trung, có thể làm việc liên tiếp trong 10 giờ liên tiếp. Theo nguồn tin trên, hiện Ai Cập hiện đang là nước duy nhất sử dụng UAV ASN-209.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất Xi’an, ASN-209G là phiên bản nâng cấp ASN-209, sẽ chỉ hoạt động trong 5 giờ, bằng nửa thời gian của phiên bản tiêu chuẩn, tuy nhiên, đổi lại nó sẽ được trang bị 2 tên lửa dẫn đường bằng laser.

Hiện nhà sản xuất đang cố gắng trang bị thêm nhiều hệ thống vũ khí trên các UAV xuất khẩu ra nước ngoài. Tên lửa dẫn đường bằng laze BA-7, được phát triển bởi Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc, có thể được thấy trên máy bay không người lái Wing Loong, chế tạo cho các tiểu vương Quốc Ả-Rập Thống nhất (UAE). Trong khi các UAV CH-3 và CH-4 sẽ được trang bị tên lửa AR-1.

Pakistan là quốc gia đầu tiên sử dụng các UAV của Trung Quốc. CH-3 hiện đã bắt đầu phục vụ trong quân đội và Bắc Kinh và Islamabad đã bàn bạc về khả năng xuất khẩu thêm CH-4. UAE cũng chuẩn bị nhận lô UAV YL-1A.

Trung Quốc đang tìm kiếm thêm các khách hàng mới bao gồm Ả-Rập Saudi và Algeria. Những quốc gia mua UAV Trung Quốc giờ không chỉ dừng lại ở những đồng minh của Bắc Kinh mà còn cả những nước xuất khẩu dầu tại Trung Đông.

Biến châu Phi thành ’sân nhà’

Với những tiêu chí: hiện đại, giá rẻ và dễ mua là những yếu tố chính khiến vũ khí Trung Quốc độc chiếm thị trường châu Phi.

Văn phòng giải trừ quân bị Liên hợp quốc (UNODA) đã công bố các tài liệu chi tiết về quá trình mua sắm quốc phòng của các nước châu Phi trong năm 2013. Bản tài liệu gồm có những con số về các vụ mua sắm của một số quốc gia được xác nhận trong năm 2013 nhưng chưa biết chủng loại.

Xe lội nước Type 63 Ví dụ như Trung Quốc cho biết, họ đã cung cấp 11 xe chiến đấu bộ binh không xác định và 12 hệ thống pháo binh cỡ nòng lớn cho Cameroon. Hợp đồng này được liên kết đến sự xuất hiện của xe chiến đấu bộ binh Type 07P và pháo chống tăng tự hành PTL-07 trang bị pháo 105mm trong cuộc duyệt binh vào ngày 20/5/2014.

Tương tự, Trung Quốc cho biết, họ đã cung cấp 24 xe tăng mới cùng 12 hệ thống pháo binh đến Tanzania. Trong cuộc duyệt binh vào ngày 26/4/2014 của lực lượng vũ trang Tanzania đã xuất hiện xe tăng lội nước Type 63 và cối tự hành Type 07PA 120 mm đã xác nhận danh tính các vũ khí trong hợp đồng trên.

Trung Quốc cũng đã chuyển giao 30 xe tăng không xác định đến Chad. Danh tính loại xe tăng này sau đó đã được xác nhận là loại Type 59 khi nó xuất hiện trong cuộc duyệt binh của lực lượng vũ trang Chad trong tháng 8/2014.

Theo thống kê của UNODA, đứng ngay sau Trung Quốc về thị phần xuất khẩu vũ khí vào châu Phi là Nga và Belarus.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật