Ấn Độ tăng viện 5000 quân truy kích quân ly khai NDFB ở bang as‌sam

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 25.12, quân đội Ấn Độ dùng trực thăng quân sự, để truy kích quân ly khai NDFB ở bang as‌sam, giết chết 75 người trong tuần này. Đây là vụ tàn sát chết chóc nhất ở vùng hẻo lánh đông bắc Ấn.
Ấn Độ tăng viện 5000 quân truy kích quân ly khai NDFB ở bang as‌sam
Ảnh minh họa

Một quan chức quân sự nói trực trăng quân sự sẽ “soi” khắp khu rừng bang as‌sam để truy kích các tay súng NDFB toan trốn qua Bhutan và bang Arunachal Pradesh (Ấn) vốn có vùng núi rừng dày đặc.

Khoảng 5.0000 quân tăng viện được triển khai đến bang as‌sam để phản ứng với các cuộc tấn công này, theo chính phủ Ấn cho biết.

Bang as‌sam là địa bàn của Mặt trận dân chủ quốc gia Bodoland (NDFB) tiến hành chiến tranh đẫm máu để lykhai khỏi Ấn.

Tối 23.12, quân ly khai NDFB mở cuộc "tắm máu", tấn công 4 ngôi làng chỉ trong 1 giờ, buộc dân làng phải rời khỏi nhà rồi bắn họ chết tại chỗ.

Hơn một nửa số nạn nhân là vợ và con của những nhân công một đồn điền trà, theo thủ hiến Tarun Gogoi của bang as‌sam.

Cuộc tấn công này có lẽ để trả đũa một cuộc tấn công của quân đội Ấn vào một đơn vị NDFB cách đây một tháng, khiến chúng bị tổn thất nặng nề, mất 40 tay súng cùng nhiều vũ khí, đạn dược, theo cảnh sát cho biết.

NDFB quay ra tấn công các nhân công đồn điền trà, ví cho rằng họ là chỉ điểm của cảnh sát về hoạt động của chúng.

Bộ trưởng Nội vụ Ấn Rajnath Singh đã bay đến as‌sam, nói với các nhà báo:

“Đây là hành động khủ‌ng b‌ố. Chúng tôi sẽ phản ứng rất cứng rắn”.

Thủ tướng Ấn Narendra Modi nắm quyền lực hồi tháng 5, đã hứa sẽ phát triển kinh tế, đồng thời có chủ trương rắn về an ninh quốc gia. Nên Bộ trưởng Singh nói: “Chúng tôi đã nói sẽ không có sự khoan dung nào đối với chủ nghĩa khủ‌ng b‌ố”.

Vùng đông bắc Ấn giáp giới Trung Quốc, Myanmar, Bhutan và Bangladesh, là địa bàn của hơn 200 bộ tộc. Khu vực này kém phát triển kinh tế so với phần còn lại của Ấn, và sự cách biệt này càng sâu trong vài năm gần đây, dẫn đến sự bất mãn.

Từ hàng chục năm nay, bộ tộc Bodo đấu tranh vũ trang vì muốn lập nhà nước riêng gọi là Bodoland. Họ cáo buộc chính quyền trung ương ở New Delhi thu tóm tài nguyên và đưa người ngoài đến bang as‌sam.

Người Bodo có nền văn hóa riêng và nói ngôn ngữ Myanmar - Tây Tạng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật