Đạo diễn Lê Hoàng trải lòng về thuở hàn vi

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Là một đạo diễn tiếng tăm, nhưng ít ai biết thời trẻ, Lê Hoàng từng nhảy tàu chợ từ trường về nhà và học kỹ sư cầu đường.
Đạo diễn Lê Hoàng trải lòng về thuở hàn vi
Đạo diễn Lê Hoàng hiếm khi chia sẻ về bản thân và thời trai trẻ của mình.

- Cơ duyên nào đưa anh đến với nghề đạo diễn?

- Tôi đang làm đạo diễn nên ai cũng nghĩ tôi học điện ảnh, rồi đi làm phim, nhưng thực tế tôi học Đại học Xây dựng, sau đó học Đại học Bách Khoa chuyên ngành cầu đường. Nghe có vẻ chả liên quan gì đến phim ảnh và đàn ca hát xướng, nhảy múa các thể loại gắn với tôi bây giờ phải không? Đời là vậy đó, nghề nó chọn người. Điều này có lẽ chưa bất ngờ bằng cái “gốc gác” của tôi. Nghe giọng tôi và nhìn phong thái, mười người như một nói tôi gốc Bắc. Nhưng xin thưa, tôi gốc Đồng Tháp, dân miền Tây đó chứ. Nhưng do hoàn cảnh lịch sử nên tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, đến năm 20 tuổi với vào Nam. Nhiều người cứ nghĩ tôi người Hà Nội, nhưng chỉ giai đoạn đầu thôi.

- Thời sinh viên của anh có gì đáng nhớ?

- kinh hoàng lắm. Nhà tôi cách trường có 50 cây số thôi nhưng muốn đi về hoặc lên trường đều phải nhảy tàu chợ. Mà tàu chợ thời đó thì không biết dùng từ gì để diễn tả, vừa chật vừa hôi, vừa nóng, vừa không có điện, vừa nguy hiểm nữa. Lên tàu chỉ có đứng, từ sinh viên đến mấy bà đi buôn chen chúc với nhau. Bên trong tối om chẳng nhìn thấy mặt nhau. Tàu không có toilet, có chuyện gì thì chết đứng một chỗ. 50 cây số mà đi một buổi vì nó cứ chạy rì rì, xuống ga này ga kia liên tục, tránh các tàu khác nữa. Ôi, nhắc tới đây tôi còn hãi…

- Anh nhận xét như thế nào về các bạn sinh viên thời nay?

- Thời tôi cực khổ kinh khủng, bây giờ không là cái gì cả. Các bạn sinh viên bây giờ có vẻ sướng hơn, nhưng tôi biết các bạn cũng có nhiều nỗi khổ từ chuyện học hành, bằng cấp, ra trường không xin được việc. Bây giờ điều kiện khá giả hơn, xã hội quan tâm nhiều đến sinh viên, như cái chuyện tàu xe về quê ăn Tết có rất nhiều công ty đứng ra hỗ trợ. Tôi vừa nhận lời tham gia một chương trình như thế, nó tên là “Trải mượt đường về yêu thương”, hỗ trợ tiền vé xe cho công nhân và sinh viên về nhà ăn Tết cùng gia đình. Theo tôi, chương này này rất ý nghĩa. Sinh viên từ quê lên thành phố, xa nhà cả năm thui thủi tự lập, ai cũng muốn ngày Tết chạy về trong vòng tay gia đình, mà phải về trong vẻ tươi tắn rạng rỡ thì mới gọi là cả nhà sum họp đề huề ngày xuân. Tôi quan tâm với chương trình này cũng vì lẽ đó.

Lê Hoàng học Đại học Xây dựng, sau đó học Đại học Bách Khoa chuyên ngành cầu đường.

- Là một người làm nghệ thuật, sự quan tâm của anh dành công nhân là gì?

- Không phải cứ là công nhân thì mới quan tâm tới công nhân. Là một người làm nghệ thuật, tôi luôn quan sát mọi giới, mọi tầng lớp để có quan điểm của mình. Công nhân đang là lực lượng sản xuất chính cho ngành công nghiệp ở nước ta. Lực lượng của họ ngày càng mở rộng thêm do có nhiều cử nhân tốt nghiệp đại học, cao đẳng “xin” gia nhập. Bởi vậy nói họ đông nhất nước cũng không ngoa. Nhưng họ nghèo nhất nước.

- Anh nhận xét như thế nào về đời sống công nhân?

- Công nhân vất vả lắm, làm nhiều giờ trong ngày mà chẳng có nhiều tiền. Đến chai dầu ăn có vài chục nghìn đồng cũng không mua nổi, phải mua gói nhỏ về chiên xào, dầu gội cũng thế. Tôi từng thấy họ xếp hàng từ sáng sớm đến trưa để mua vé tàu về quê. Trong khi đó vé chợ đen chỉ chênh vài chục nghìn đồng. Như tôi, tôi sẽ mua vé chợ đen. Nhưng với công nhân, vài chục nghìn đống ấy đối với họ là lớn lắm. Chương trình “Trải mượt đường về yêu thương” tặng 1.000 phần hỗ trợ vé xe về quê ăn Tết cho công nhân và sinh viên. Tôi nghĩ điều này rất quý và không gì ý nghĩa hơn khi được quan tâm, hỗ trợ tàu xe về quê đón năm mới cùng gia đình. Ai đã từng phải vạ vật đón xe ngày Tết về quê chỉ chắc sẽ hiểu, đôi khi người ta chỉ mơ ước rất đơn giản là có một hành trình về quê suôn sẻ đón Tết cùng gia đình. Thế mà đâu phải ai cũng làm được.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật