Những thảo dược quý cải thiện phong độ phái mạnh

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sâm, bá bệnh, đông trùng hạ thảo, dâ‌m dương hoắc... là những thảo dược quý giúp cải thiện phong độ nam giới ngoài tứ tuần.
Những thảo dược quý cải thiện phong độ phái mạnh
Sâm Ngọc Linh.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Phương Hồng - Giám đốc Trung tâm Nam học, bệnh viện Việt Đức, nam giới ngoài 40 bắt đầu có biểu hiện mãn dục do suy giảm nội tiết tố nam testosterone. Đây là quá trình lão hóa tự nhiên khó tránh khỏi, ảnh hưởng lớn đến tinh thần và đời sống hôn nhân.

Bên cạnh việc rèn luyện thể lực, sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý, nam giới có thể dùng các loại thảo dược phù hợp. Việc dùng hoạt chất thiên nhiên kíc‌h thí‌ch các cơ quan tự sản xuất nội tiết tố testosterone có thể mang lại hiệu quả lâu dài và an toàn.

Sâm

Theo bác sĩ Hồng, sâm là một trong những vị dược liệu quý trong đông y giúp tăng cường sinh lực. Hầu hết các loại sâm đều tốt cho sức khỏe nam giới nếu dùng đúng liều lượng. Tại Việt Nam, loại sâm Ngọc Linh được tìm thấy trên dãy núi Ngọc Linh cao 1.800m so với mực nước biển (năm 1973) đã được các nhà khoa học chứng minh hiệu quả chữa bệnh.

Tại Việt Nam, sâm Ngọc Linh đã được viện Nghiên cứu Sức khỏe Người cao tuổi (do Giáo sư Phạm Khuê làm chủ đề tài), viện Quân y 175 TP HCM (do Giáo sư Đỗ Đình Luận làm chủ đề tài), viện Điều dưỡng TP HCM nghiên cứu về dược lý lâm sàng. Sâm này có tác dụng tăng thể lực, chống suy nhược; hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường; tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, bổ gan, chống oxy hóa và phòng chống các loại ung thư, tăng cường sin‌ּh l‌ּý cho nam giới. Sâm Ngọc Linh chứa 52 hợp chất saponin. Đây là một loại glicozit tự nhiên có tác dụng phục hồi gan hư tổn (saponin Ro), làm dịu cơn đau (saponin Rb1), chống bệnh tiểu đường và xơ cứng gan (saponin Rb2), tăng tốc độ tổng hợp protein (saponin Rc), hạn chế khối u phát triển (saponin Rh2), hạn chế gắn kết tiểu cầu máu (saponin Rh1 và Rg2), giúp tập trung, chống mệt mỏi (saponin Rg1)...

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo hình thành vào mùa đông, khi nấm ophiocordyceps sinensis hoặc cordyceps militaris ký sinh vào c‌ơ th‌ể sâu non và ăn hết chất dinh dưỡng của ấu trùng này. Đến mùa hè, nấm bắt đầu mọc ra như một ngọn cỏ có màu vàng hoặc trắng đục. Sau khoảng 2-3 tháng thì nấm trưởng thành và tiếp tục phát tán bào tử.

Đông trùng hạ thảo.

Bác sĩ Hồng cho biết, công dụng của đông trùng hạ thảo được đúc kết từ kinh nghiệm chữa bệnh lâu năm của ông cha. Ngoài ra, các nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, vị thuốc này chứa tới 17 loại axit amin quý, nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B12, C, D, E, K...) và các nguyên tố vi lượng (Ca, Fe, Zn, Mn, Cu và Selen).

Dược liệu góp phần làm giảm triệu chứng viêm thận mãn, suy thận, mệt mỏi, đau lưng, tê nhức các chi; tăng tuần hoàn máu não và tim; giảm mỡ máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch, điều hòa nội tiết tố và ngăn chặn lão hóa.

Bá bệnh

Cây bá bệnh (tên khoa học là eurycoma longifolia) sử dụng rộng rãi tại nhiều nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Brunei, Thái Lan, Campuchia.

Rễ cây bá bệnh.

Bộ phận được sử dụng làm thuốc chủ yếu là rễ, vỏ và quả cây. Chúng chứa các thành phần chính là quasinoide, tritecpenoit, alcaloiit… làm tăng tiết testosterol nội sinh, tráng dương, bổ sung năng lượng hoạt động và sức bền c‌ơ th‌ể cho nam giới. Bên cạnh đó, hoạt chất có trong bá bệnh còn cải thiện miễn dịch và hạn chế phát triển khối u, chống mệt mỏi và căng thẳng, chống lão hóa, điều hòa và bình ổn huyết áp.

dâ‌m dương hoắc

dâ‌m dương hoắc loại lá to, hình tim hoặc loại lá mác đều được sử dụng trong y học cổ truyền với chức năng bổ thận, tráng dương. Ở Việt Nam, cây xuất hiện nhiều tại các vùng núi giáp ranh với Trung Quốc, đặc biệt là Sapa.

Lá và hoa dâ‌m dương hoắc.

dâ‌m dương hoắc có vị cay ngọt, tính bình đi vào kinh can, thận. Theo sách Bản kinh và sách Nhật hoa tử bản thảo, dâ‌m dương hoắc có công dụng ôn thận, tráng dương, cường cân tráng cốt và khứ phong trừ thấp.

Tuy nhiên, việc sử dụng những dược liệu này cần chú ý đến thể trạng từng người, liều lượng và quy cách dùng. Chẳng hạn như người hay bị hư hàn, lạnh bụng thì không nên dùng bá bệnh. Người thể chất âm hư có các triệu chứng như gầy gò, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, bồn chồn không yên, táo bón... nên tránh dùng dâ‌m dương hoắc... Nam giới chỉ nên dùng khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, hoặc sử dụng dưới dạng viên nang được bào chế đúng liều lượng và do Bộ Y tế cấp phép.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật