Thành viên NATO nào sở hữu nhiều vũ khí Nga nhất?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Là thành viên NATO nên Hy Lạp dùng vũ khí Mỹ không có gì lạ, tuy nhiên Athens lại là thành viên dùng nhiều vũ khí Nga nhất của tổ chức này.
Thành viên NATO nào sở hữu nhiều vũ khí Nga nhất?
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr của Hải quân Hy Lạp

vũ khí Nga trong quân đội Hy Lạp

Hôm 21/12 vừa qua, hãng tin RIA Novosti dẫn nguồn tin quân sự ở Athens cho biết Hy Lạp và Nga đã ký kết hợp đồng cung cấp phụ tùng dự trữ cho các hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 và Osa-AKM. Tuy nhiên nguồn tin không cho biết giá trị của bản hợp đồng này.

Nguồn tin dẫn lời một viên sĩ quan quân đội Hy Lạp nói: "Điều quan trọng không chỉ thể hiện ở giá tiền, mà ở thực tế là Hy Lạp đã đặt lợi ích quốc phòng của đất nước mình lên trên chủ trương trừng phạt chống Nga. Đối với Hy Lạp, hợp đồng này rất quan trọng bởi nó cho phép duy trì nền quốc phòng ở trình độ thích hợp”.

Là quốc gia thành viên của tổ chức NATO, tuy nhiên hiện nay trong biên chế của Quân đội Hy Lạp đang sở hữu kho vũ khí khá đồ sộ có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga, theo tạp chí Jane’s Defence Weekly.

Nguồn tin cho biết, Quân đội Hy Lạp đã tiếp nhận khoảng 350 xe chiến đấu bộ binh BMP-1P từ kho vũ khí tồn lại ở Đông Đức (Cộng hòa Dân chủ Đức), sau khi thống nhất nước Đức cùng với 500 pháo phòng không ZU-23-2.

Kho 308 (nơi bảo quan và chịu trách nhiệm nâng cấp vũ khí của Quân đội Hy Lạp) đã nghiên cứu và thực hiện lắp pháo ZU-23-2 lên xe thiết giáp BMP-1P, bên cạnh đó là cả xe thiết giáp M113 của Mỹ.

Sự kết hợp này được đánh giá khá cao trong khả năng cơ động, tác chiến hiệu quả chống lại mục tiêu xe bọc thép hạng nhẹ, tàu đổ bộ nhỏ và trực thăng.

Jane’s cho biết, Hy Lạp là một trong số ít quốc gia thành viên NATO sở hữu khá nhiều hệ vũ khí hạng nặng của Nga, như tên lửa phòng không S-300, tàu đổ bộ đệm khí khổng lồ Zubr, tên lửa chống tăng...

Trong giai đoạn từ 2001-2005, Hải quân Hy Lạp đã mua 4 chiếc tàu đổ bộ đệm khí khổng lồ Zubr của Nga. Trong đó, chiếc đầu tiên HS Kefalonia (L180) vốn là một tàu đã qua sử dụng của Hải quân Nga, chiếc thứ 2 HS Ithaki (L181) được sản xuất ở Ukraine năm 1992 cho Hải quân Nga nhưng không có tiền hoàn thiện. Và 2 chiếc còn lại HS Kerkyra (L182) và HS Zakynthos (L183) được chế tạo mới hoàn toàn tại Nga.

Tuy nhiên theo thông tin mới nhất được tờ Tin tức Quốc phòng châu Á dẫn nguồn tin từ chính phủ Hy Lạp cho biết, Chính phủ Hy Lạp đã bật đèn xanh cho Trung Quốc bán lại 4 siêu tàu đệm khí mà Nga đóng cho hải quân nước này.

“Do tàu đổ bộ đệm khí Zubr đều đóng tại Nga và Ukraine, cho nên việc bán những tàu đệm khí này cho Trung Quốc không vi phạm bất kỳ quy định nào về việc chuyển nhượng vũ khí của NATO. Đây là thương vụ mua bán hoàn toàn hợp pháp, mà Hy Lạp có thể có được số tiền cần thiết”, phát ngôn viên Hải quân Hy Lạp Kleftos Priapos xác nhận thông tin.

Hy Lạp tăng cường mua vũ khí Mỹ

Theo Cơ quan hợp tác quốc phòng an ninh Mỹ (DSCA) hồi giữa tháng 12/2014 vừa qua, hãng Boeing Mỹ đã đồng ý bán 10 trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook cho Hy Lạp. Hợp đồng gồm cả các trang bị hỗ trợ, tổng trị giá là 150 triệu USD. Hy Lạp hiện đang vận hành một phi đội gồm 15 chiếc CH-47D Chinook.

Model D của trực thăng dòng Chinook đã được thay thế bằng model F (CH-47F) trong quân đội Mỹ với động cơ nâng cấp Honeywell T55-714A, buồng lái của hãng Rockwell Collins, hệ thống kiểm soát bay điện tử hiện đại của hãng BAE Systems.

Trực thăng CH-47 Chinook Boeing đã chế tạo ít nhất 300 chiếc CH-47F, và đang chào bán với các khách hàng quốc tế. Hy Lạp mua sắm phiên bản này cũng nhằm thay thế cho phiên bản CH-47D hiện tại. Gói mua sắm của Hy Lạp gồm cả 23 động cơ T55-GA-714A, trong đó 20 chiếc được lắp đặt ngay, 3 chiếc để dự phòng.

Nước này cũng muốn sắm đủ các hệ thống cảnh báo tên lửa thông thường, các bộ tìm kiếm định hướng, radio tần số cao/rất cao/cực cao, hệ thống định vị GPS... cho số máy bay mới.

Thương vụ sẽ giúp Hy Lạp tương thích tốt hơn với các hệ thông vũ khí Mỹ cũng như NATO. Hiện nay, trực thăng vận tải hạng nặng CH-47F Chinook được coi là mẫu trực thăng truyền thống nhanh nhất thế giới.

Trong chiến tranh Iraq, có khoảng 163 chiếc CH-47 đã được sử dụng. Hiện, có khoảng hơn 1.000 chiếc CH-47 Chinook được sản xuất và nằm trong biên chế của quân đội nhiều nước: Argentina, Úc, Ý, Nhật, Morocco, Hà Lan, Trung quốc, Mỹ...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật