Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Liên kết ứng phó

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dư luận đang quan tâm tới bình luận trên trang The National Interest của học giả Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á và nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) khi cho rằng.
Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Liên kết ứng phó
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga

Tham vọng bành trướng và độc chiếm Biển Đông là một phần của cái gọi là “giấc mơ Trung Hoa” - khái niệm được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra cách đây khoảng 2 năm và điều này là thách thức chính đối với an ninh trong khu vực. Theo bà Bonnie Glaser, Trung Quốc đang theo đuổi 2 mục tiêu cùng một lúc (cả pháp lý lẫn quân sự) nhằm củng cố tuyên bố về đòi hỏi chủ quyền phi lý ở Biển Đông - Bắc Kinh không thỏ‌a mã‌n với hiện trạng Biển Đông hiện nay và đang muốn thay đổi theo hướng có lợi cho họ.

Thách thức lớn nhất

Trong khi đó, bà Linda Jakobson, nhà nghiên cứu độc lập và là học giả tại viện Nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy ở Sydney, Australia lại cho rằng, thái độ khó lường cùng chính sách bất nhất của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông đã tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á. Bà Linda Jakobson còn cho rằng, xu hướng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc đã tác động tới thái độ khó đoán định của Bắc Kinh trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Ngoài ra, bà Linda Jakobson cũng khuyến cáo, hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã chuyển từ “thận trọng” sang “manh động”.

Ngày 15/12, tờ Đa Chiều cho rằng, trong khi Mỹ và phương Tây tiếp tục các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga do cuộc khủng hoảng Ukraine thì Bắc Kinh lại tuyên bố, sẽ kiên định đứng bên cạnh Moskva bằng mọi giá. Theo nhận định của tờ Đa Chiều, trong năm 2015 Mỹ có thể tiếp tục gây sức ép ngoại giao, quân sự trong quan hệ với Trung Quốc xung quanh vấn đề Biển Đông bởi Washington vẫn khẳng định chiến lược “xoay trục” không bị ảnh hưởng bởi những tác động “từ bên ngoài”.

Cùng ngày 15/12, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho rằng, chính sách trong lĩnh vực quân sự và an ninh của Tokyo (sửa đổi Hiến pháp) không những liên quan tới sự phát triển của Nhật Bản, mà còn liên quan đến môi trường an ninh trong khu vực, nên nước này cần rút bài học lịch sử sâu sắc, tôn trọng sự quan tâm chính đáng và hợp lý của các nước hữu quan.

Theo kết quả thăm dò dư luận đối với những ứng cử viên tham gia tranh cử tại Hạ viện Nhật Bản do tờ Mainichi công bố hôm 15/12, thì đa số họ (83%) ủng hộ sửa đổi Hiến pháp. Được biết, sau cuộc bầu cử Hạ viện hôm 14/12, Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ quan điểm về việc muốn sửa đổi Hiến pháp khi cho rằng, cải tổ Hiến pháp luôn là mục tiêu của Đảng Dân chủ Tự do ngay từ khi được thành lập.

Cũng trong ngày 15/12, khi phát biểu nhân ngày toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Indonesia, Tổng thống Joko Widodo khẳng định, biển sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tương lai của nước này. Và để đảm bảo tương lai, Jakarta cần thực thi chủ quyền hàng hải phù hợp với các khái niệm về “trục hàng hải toàn cầu” do ông Joko Widodo đưa ra trước đó.

Tổng thống Indonesia còn nhấn mạnh tới ưu tiên trong lĩnh vực quốc phòng, nhất là hải quân, cũng như chú trọng nâng cao hiệu quả bảo vệ an ninh và các nguồn tài nguyên biển, với việc nâng cấp về quy mô và chất lượng đội tàu tuần tra biển trong năm 2015. Ông Joko Widodo cũng tái khẳng định sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp kiên quyết - đánh chìm tàu thuyền nước ngoài đánh bắt trộm cá tại các vùng biển của Indonesia.

Ngày 9/12, trong bài phân tích trên trang web Diễn đàn Đông Á, chuẩn Đô đốc đã nghỉ hưu của Hải quân Mỹ Michael McDevitt nhận định, Biển Đông không phải là yếu tố chiến lược trong quan hệ Mỹ -Trung. Tuy nhiên, ông Michael McDevitt cũng cho rằng, chính sách của Mỹ trong vấn đề Biển Đông là tự do hàng hải và Washington ủng hộ các bên có tranh chấp phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Ông Michael McDevitt còn đề xuất, Mỹ cần công bố sách trắng về các khía cạnh luật pháp quốc tế bị Trung Quốc vi phạm ở Biển Đông. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nên khẳng định, Tòa án Trọng tài quốc tế có quyền tài phán trong vụ kiện của Philippines đối với “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Theo giới truyền thông, trong Dự luật chi tiêu ngân sách quốc phòng 2015 được Thượng viện Mỹ thông qua hôm 13/12, dư luận quan tâm tới điều khoản yêu cầu Bộ Quốc phòng phải báo cáo thường xuyên lên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ về động thái của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Báo cáo phải đưa ra những đánh giá về ảnh hưởng từ chiến lược, năng lực hải quân, vũ khí và công nghệ của Trung Quốc đối với chiến lược của Mỹ tại khu vực này.

Theo nhận định của Hạ nghị sĩ Eni Faleomaevega, đây là thông điệp của Quốc hội Mỹ đối với Trung Quốc - cần tôn trọng quyền tài phán, ranh giới biển theo luật pháp quốc tế. Hạ nghị sĩ Eni Faleomaevega còn cho rằng, các tranh chấp biển cần được tiếp tục thảo luận và giải quyết thông qua các diễn đàn và tổ chức quốc tế. Có không ít quan chức Mỹ cảnh báo, Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với trật tự thế giới.

Chơi cờ vây

Trong bài viết trên tờ The National Interest hôm 8/12, Phó giáo sư Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm) tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương ở Honolulu coi những động thái tại Biển Đông hiện nay là kiểu chơi cờ vây của Trung Quốc bởi trong cờ vây, không có vua, hậu hay tốt, mà chỉ có những quân cờ giống nhau, và quyền lực của chúng phụ thuộc vào vị trí trên bàn cờ. Ngoài ra, cuộc chiến giữa 2 bên là những tính toán được định hình trên bàn cờ và người chơi quan tâm đến việc kiểm soát các vị trí chiến lược, từ đó lan tỏa sức mạnh dựa trên vị trí của quân cờ. Do đó, những động thái hiện nay của Trung Quốc tại Biển Đông chính là kiểm soát khu vực thông qua hình thức lấn chiếm dần, không phải bằng giao tranh.

 

Hệ thống tên lửa phòng không S-400

Ngày 12/12, mạng Washington Free Beacon dẫn tuyên bố của nhà lập pháp Randy Forbes, Chủ tịch Ủy ban kế hoạch và năng lực biển của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ: Quân đội và chính quyền Mỹ cân nhắc lại chính sách quân sự của mình với Trung Quốc, bởi ông nhận thấy Bắc Kinh có xu hướng tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận thù địch bất chấp việc hợp tác có chiều hướng gia tăng giữa 2 nước.

Cũng trong ngày 12/12, tờ The Star Phoenix đăng bài “Sự trỗi dậy của Trung Quốc kíc‌h thí‌ch Australia tăng chi tiêu quân sự” của tác giả Matthew Fischer cho rằng, sự tăng trưởng nhanh chóng về thực lực của quân đội Trung Quốc đã kíc‌h thí‌ch Australia tăng chi tiêu quân sự. Theo đó, ngân sách quốc phòng năm 2015 của Australia sẽ đạt 30 tỉ USD.

Ngày 16/12, tờ Tin tức tham khảo (Trung Quốc) dẫn lại trang mạng Tin tức quốc phòng (Mỹ), theo đó Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan sẽ có biện pháp thỏa đáng đáp trả trước nguy cơ của hệ thống S-400 mà Trung Quốc mua từ Nga. Theo giới quân sự, mối đe dọa từ tên lửa đất đối không của Trung Quốc đối với chiến đấu cơ F-16 Đài Loan ngày càng gia tăng và vấn đề này càng nghiêm trọng hơn sau khi Bắc Kinh sở hữu S-400 (mua từ Nga trị giá 3 tỉ USD). Hiện, thế hệ tên lửa Trung Quốc đang triển khai nhằm vào Nhật Bản và Đài Loan là hệ thống S-300. Điều này cũng được chuyên gia quân sự Vasilii Cashin đến từ Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Moskva thừa nhận.

Giới chuyên gia Đài Loan cho rằng, Mỹ sẽ phải bố trí lại, cũng như di chuyển các cơ sở quân sự của mình về trung tâm Thái Bình Dương để hạn chế khả năng bị tấn công bằng tên lửa Đông Phong của Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc, Mỹ sẽ rút lực lượng từ “chuỗi đảo thứ nhất” để bố trí ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương. Còn theo nhận định của giới học giả Bắc Kinh, trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc, Mỹ đã phải bỏ “chuỗi đảo thứ nhất”, rút về cố thủ ở “chuỗi đảo thứ hai”.

Và Guam có vị trí quan trọng trong “chuỗi đảo thứ 2” và là căn cứ trọng yếu trong chiến lược tái cân bằng ở châu Á của Mỹ. Theo kế hoạch, Washington sẽ mở rộng căn cứ Andersen trên đảo Guam để có thể làm nơi đồn trú cho lực lượng không quân của lính thuỷ đánh bộ Mỹ. Trong khi đó, Nhật Bản là mắt xích trọng yếu của “chuỗi đảo thứ nhất”.

Theo Tạp chí Want Daily, tên lửa chống hạm Hsiung Feng III của Đài Loan (tốt hơn P-270 Moskit của Nga, còn gọi là SS-N-22 Sunburn) đã được triển khai trên 8 tàu khu trục, 7 tàu tuần tra và tàu hộ tống để đối phó với sự uy hiếp của Trung Quốc. Còn theo tạp chí Tuần báo châu Á (Hong Kong) nhận định, trong 15 năm tới, Đài Loan sẽ xây xong hạm đội tàu chiến riêng, bổ sung tàu khu trục có hệ thống tác chiến Aegis. Theo đó, Đài Loan sẽ chế tạo 4 tàu Aegis lớp 6.000 tấn và 10-15 tàu hộ vệ tên lửa có hệ thống Aegis lớp 2.000 tấn. Tất cả những động thái này đều nhằm mục đích chống nguy cơ bị tấn công từ Trung Quốc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật