Người Nga chen nhau mua hàng khi tiền mất giá

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Biến tiền thành hàng trước khi bị mất giá thêm“ - đây là cách người dân Nga đang đối phó với tình trạng đồng rouble giảm 60% giá trị từ đầu năm đến nay.
Người Nga chen nhau mua hàng khi tiền mất giá
Do đồng nội tệ giảm giá mạnh, nhiều nhà bán lẻ tại Nga tuyên bố chuẩn bị tăng giá niêm yết hàng hóa. Trước khi giá cả kịp tăng, hàng nghìn người đã lao đến các cửa hàng để mua mọi thứ, t

Ngày 18/12, hệ thống các cửa hàng của nhãn hiệu đồ nội thất Ikea bắt đầu áp dụng giá mới. Từ sáng 17/12, những cửa hàng còn mở cửa của thương hiệu đồ nội thất Ikea đã chật cứng người đến mua hàng. Các công ty bán xe hơi, đồ gia dụng cũng ghi nhận lượng bán ra kỷ lục trong ngày hôm qua.

Chỉ trong 2 ngày, đồng rouble mất giá 15%, có lúc xuống mức thấp chưa từng có ở 80 rouble đổi một đôla Mỹ. Trong khi nhiều cửa hàng chọn cách tăng giá niêm yết, nhà sản xuất điện thoại iPhone quyết định dừng bán online khi họ chưa điều chỉnh xong giá các sản phẩm bán tại Nga. Trước đó, giá các sản phẩm của Apple tại Nga cũng từng tăng 20% do đồng rouble giảm giá trị khiến sản phẩm của họ mang sang đây bán trở nên rẻ đi.

Bức ảnh được chụp tại thủ đô Moscow cho thấy hàng dài người chất đầy hàng hóa lên xe đẩy. Họ mua nhiều thứ từ TV, lò nướng, đồ gia dụng.

Hôm qua, đồng rouble giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay ở 85 rouble đổi một USD. Giá hồi phục lại ở mốc 65 sau đó, nhưng vẫn thấp hơn 60% so với hồi tháng một đầu năm. Giá dầu giảm cộng thêm căng thẳng chính trị khiến thị trường chứng khoán Nga đi xuống, làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngân hàng trung ương Nga vừa quyết định tăng lãi suất lên gần gấp đôi, từ 10,5 lên 17% nhằm chống chọi với tình trạng đồng tiền nội tệ mất giá. Tuy vậy, biện pháp này dường như không có tác dụng ngay lập tức. Đến hôm qua, Nga tiếp tục tuyên bố sẽ bán dự trữ ngoại hối như USD để mua lại đồng rouble. Tin này phần nào đã khiến đà giảm chững lại. Hôm nay giá đồng rouble hồi phục gần 5%.

Alyona Korsuntseva, một phụ nữ 30 tuổi cho biết tình hình hiện nay khiến cô nhớ lại năm 1988, cuộc khủng hoảng giá trị của đồng ruble cũng từng xảy ra. “Nhiều người đang chạy đua ra các ngân hàng để rút tiền. Chúng tôi muốn bảo vệ mình vì không muốn mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ như cách đây 25 năm”.

Cảnh tắc nghẽn trong khi chờ tính tiền thường xuyên diễn ra trong ngày hôm qua khi đám đông đổ xô đi mua hàng.

Trong khi chính phủ Nga vật lộn để cứu giá trị đồng rouble, với nhiều người dân Nga, cách nhanh nhất để họ cứu lấy túi tiền của mình là biến tiền thành hàng hóa trước khi mất giá thêm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật