Trung Quốc sẽ xây quân cảng ‘sát vách’ Ấn Độ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo David Brewster, nhà nghiên cứu tại viện Úc - Ấn thuộc Đại học Melbourne (Úc), bằng cách xây dựng một quân cảng tại đảo quốc Sri Lanka.
Trung Quốc sẽ xây quân cảng ‘sát vách’ Ấn Độ
Tàu ngầm loại 091 Han-class, tên Changzheng II của quân đội Trung Quốc

Ngay sát bên Ấn Độ, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã sẵn sàng triển khai sức mạnh trên vùng biển Ấn Độ Dương và hiện thực hóa “Con đường tơ lụa trên biển”.

Theo Brewster, Sri Lanka đang là địa điểm lý tưởng để Trung Quốc xây dựng thêm một quân cảng nước sâu trong khu vực. Đảo quốc này là một trong những đối tác chiến lược gần gũi nhất của Trung Quốc trong khu vực.

Mặt khác, Sri Lanka cũng đang tìm cách hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn với Trung Quốc để tái xây dựng sau cuộc nội chiến nhiều tổn thất. Trong vài tháng gần đây, Sri Lanka đã tỏ ý cho phép quân đội Trung Quốc bước chân vào các cơ sở quân sự của mình. Trung Quốc cũng được mời đến tiếp nhận quản lý phát triển cảng Hambantota của Sri Lanka.

Chính phủ nước này cũng đang tìm cách thiết lập một cơ sở do Trung Quốc chủ quản tại miền Bắc để hỗ trợ về phương diện không quân. Thậm chí, tỉnh Colombo của nước này nhiều khả năng sẽ là căn cứ hải ngoại cho tàu ngầm Trung Quốc.

Ý tưởng “Con đường tơ lụa trên biển” là một phần bổ sung cho những chiến lược mở rộng “Con đường tơ lụa” từ Bắc Kinh sang châu Âu và Nam Á.

Tuyến đường này liên kết các hải cảng, dự án cơ sở hạ tầng và khu kinh tế đặc biệt từ khu vực Đông Nam Á đến phía Bắc Ấn Độ Dương. Tham vọng lớn nhất của dự án này là nhằm biến Trung Quốc trở thành “trung tâm kinh tế mới” của toàn bộ khu vực.
Nhưng tuyến đường này không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế. Mỹ và Ấn Độ đã bắt đầu lo ngại về tốc độ hợp tác quân sự giữa Trung Quốc với các nước láng giềng trong những năm gần đây.
Theo đánh giá của Brewster, những nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và cả Nga, đều đang nỗ lực xây dựng mạng lưới hợp tác quốc phòng chiến lược trong vùng Ấn Độ Dương. Sự ra đời của “Con đường tơ lụa trên biển” có thể gây tác động lớn đến sự cân bằng chiến lược khu vực.
Tuy nhiên, vẫn còn những trở ngại cho Trung Quốc trước khi nước này có thể thiết lập một “hệ thống đồng minh” vững chắc trong vùng Ấn Độ Dương. Chẳng hạn, dù Trung Quốc từ lâu đã là nhà cung cấp chính vũ khí và huấn luyện cho các lực lượng vũ trang của Bangladesh, quốc gia này mới đây vẫn chọn mua hai chiếc tàu ngầm của Nga thay vì của Trung Quốc theo như kế hoạch ban đầu.
Dưới áp lực của Ấn Độ, Bangladesh đã quyết định mở cửa những cảng nước sâu, như cảng Sonadiam, cho những nhà đầu tư quốc tế thay vì để chúng cho Trung Quốc sử dụng độc quyền.

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật