Khủng hoảng Ukraine: NATO ‘tự làm tự chịu’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các động thái gia tăng lực lượng quân đội tại biên giới Ukraine gần đây của Nga và NATO đang gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế về một cuộc “chiến tranh lạnh” mới.
Khủng hoảng Ukraine: NATO ‘tự làm tự chịu’
Ảnh minh họa

Nhiều ý kiến cho rằng sự mở rộng về phía Đông của NATO chính là nguyên nhân khiến Kremlin “càng siết chặt quan hệ” với các quốc gia láng giềng. Đâu là sự thật?

Trong một bài phát biểu tuần rồi, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố các hành động quân sự của liên minh này tại Đông Âu bắc nguồn từ cuộc khủng hoảng Ukraine, đồng thời cáo buộc Nga đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn tại Minsk hồi tháng 9-2014. Ông Stoltenberg yêu cầu Kremlin phải rút toàn bộ “các lực lượng Nga” gần biên giới Ukraine.
NATO"tấn công" Nga vì lo sợ...

Tuy nhiên, chính người Nga cũng không “mặn mà” gì với cảnh báo của NATO vì dường như vị tổng thư ký NATO đã quên mất chính quân đội NATO cũng đang hiện diện dưới danh nghĩa “lực lượng phản ứng nhanh” ở Đông Âu với hơn 3.000 quân, và dự kiến sẽ mở rộng lên 10.000 như kế hoạch đã đề ra trước đó.

Ý tưởng thành lập lực lượng phản ứng nhanh của NATO xuất hiện vào khoảng đầu tháng 9-2014 tại hội nghị thượng đỉnh Newport, xứ Wales. Nó được phê duyệt một cách nhanh chóng và triển khai chỉ trong vòng 2 tuần.
Rõ ràng động thái của NATO cho thấy họ đang phải đối mặt với một mối lo ngại thật sự nghiêm trọng từ phía Đông, lớn hơn nhiều lần những gì họ gặp phải suốt từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô đầu những năm 1990, phương Tây và NATO tận hưởng vị thế của một “bá chủ” thật sự. Họ có đủ sức mạnh và uy quyền để can thiệp vào bất cứ đâu trên thế giới. Điển hình là các cuộc chiến tranh tại Kosovo, Iraq, Afghanistan, Libya…Nơi phương Tây không gặp quá nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, ở Ukraine giờ đây là một chú “gấu” Nga hùng mạnh vừa trở lại sau giấc ngủ đông dài và NATO nhận thấy mình không có các lực lượng quân sự khả dĩ để đối phó nhanh chóng với đối thủ này khi có vấn đề phát sinh. Vì vậy tổ chức này phải cơ cấu lại lực lượng của mình và trước tiên phải là phải tạo ra các lực lượng phản ứng nhanh thiện chiến.
Nhà phân tích quốc phòng Ivan Eland cho rằng phương Tây đang nghi ngờ Kremlin tái vũ trang cho các lực lượng miền Đông Ukraine và đó là lý do cho sự tồn tại của “lực lượng phản ứng nhanh” này.
Rất nhiều chính trị gia phương Tây cho rằng người Nga sẽ leo thang một cuộc xâ‌m lượ‌c toàn diện vao miền Đông Ukraine và thậm chí đi xa hơn các động thái cứng rắn vừa qua như một lời cảnh báo với điện Moscow.
Ai gây ra xung đột Đông - Tây mới?
Ông Samir Dathi, Nhân viên cấp cao của tổ chức Liên Minh Chống chiến tranh (Stop War Coalition) cho rằng nguyên nhân các hành động của NATO không phải do cuộc khủng hoảng Ukraine hay hành động của người Nga, mà nó là một vòng lẩn quẩn với mối liên hệ nhân-quả bắc nguồn từ chính phương Tây.
NATO đã bắt đầu chính sách mở rộng về phía Đông ngay từ những năm 1990. Hành động thu nạp các nước thuộc khối Xô Viết như Ba Lan, Latvia, Litva, Belarus, Bulgaria, Romania và lắp đặt các bệ phóng tên lửa đạn đạo tại Đông Âu đã tạo ra mối đe dọa thực sự với người Nga.
Cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay không phải là ngoại lệ khi nguyên nhân trực tiếp là thỏa thuận gia nhập mà EU đã đưa ra với chính phủ Yanukovich. Chính điều này đã kích động B.L và gây chia rẽ nội bộ Ukraine.
Dễ dàng nhận thấy tình hình hiện nay ở Đông Âu chính là hậu quả trực tiếp từ chính sách “Đông Tiến” của NATO và người Nga mới thật sự đang phải “tự vệ”.
Moscow kiên định
Tuy nhiên, trước các động thái quân sự và trừng phạt kinh tế của phương Tây, điện Kremlin vẫn tuyên bố không bao giờ từ bỏ chính sách của mình. Nhiều nhà phân tích cho rằng Moscow đang làm mọi cách để giữ vững chủ quyền và vùng ảnh hưởng trong các khu vực có người nói tiếng Nga.
Truyền thông phương Tây như thường lệ chỉ trích những phát biểu có phần cứng rắn của ông Putin. Đơn cử như tổng thống Mỹ Obama đã nhận xét người đồng cấp Nga là một người “hiếu chiến theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và đang dẫn đầu một chính sách lạc hậu”.
Người Nga một lần nữa lại cười khẩy khi phát biểu lên mặt “đạo đức” như vậy lại đến từ một quốc gia có quân đội đồn trú khắp nơi trên thế giới, sẵn sàng ném bom Kosovo, tấn công Iraq vì một mớ vũ khí hóa học tưởng tượng…Thậm chí cả những chính trị gia người Mỹ như thượng nghị sĩ John McCain và Thứ trưởng bộ Ngoại Giao Victoria Nuland cũng từng xuất hiện ở Maidan để kêu gọi lật đổ một chính phủ do dân bầu ra (?!)
Thật sự nếu đặt mình vào hướng đối diện chúng ta có thể hiểu những gì ông Putin đang làm là bảo vệ nước Nga của ông trước thực tế biên giới với phương Tây càng ngày càng dịch chuyển gần hơn về phía Moscow. Người Nga đang bị dồn vào chân tường.
Phương Tây hy vọng những biện pháp trừng phạt và cô lập sẽ làm sụp đổ nền kinh tế và thế mạnh năng lượng của Nga. Nhưng một thực tế đã chứng minh suốt nhiều tháng qua là Moscow vẫn đứng vững và kiên định với chính sách của mình.
Ông Putin từ lâu đã không còn xem phương Tây là đối tác. Nga không những đã phát triển mối quan hệ kinh tế đặc biệt với các quốc gia BRICS (Một nhóm các quốc gia có nền kinh tế mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mà còn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới như Argentina, Iran, Indonesia.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật