Nếu phải chọn, Thái Lan sẽ “phớt” Nhật, ủng hộ Trung Quốc?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trung-Nhật đang nỗ lực tranh giành ảnh hưởng với các quốc gia Asean. Trong “cuộc đấu” này, Bangkok có thể sẽ ngoảnh mặt với Tokyo, theo tiếng gọi của Bắc Kinh.
Nếu phải chọn, Thái Lan sẽ “phớt” Nhật, ủng hộ Trung Quốc?
Trung Quốc và Nhật Bản đang đối đầu trên tất cả các lĩnh vực

“Thời báo Hoàn Cầu” ngày 2/12 đưa tin, giảng viên đại học nổi tiếng Chulalong Korn của Thái Lan - ông Teewin Suputtikan cho rằng, nếu như sau khi cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản kết thúc, ông Shinzo Abe vẫn giữ cương vị thủ tướng và theo đuổi việc sửa đổi hiến pháp, quan hệ Nhật - Trung sẽ ngày càng căng thẳng.

Trong buổi trả lời phỏng vấn của Tờ Kyodo News - Nhật Bản, ông Teewin Suputtikan đã thẳng thắn bày tỏ, nếu quan hệ Trung - Nhật xấu đi, sau khi cân nhắc quan hệ với Tokyo và Bắc Kinh, Bangkok có khả năng sẽ “nghiêng” về Trung Quốc và “giữ khoảng cách” với Nhật Bản.

Đối với các vấn đề có liền quan đến cuộc bầu cử Hạ viện Nhật lần này, vị học giả Thái Lan cho rằng, ông Abe tuyên bố tăng mức thuế tiêu dùng đã áp dụng trong thời gian dài liệu có thỏa đáng?

Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề sửa đổi Điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản về lĩnh vực an ninh mới là “điểm tranh luận tiềm tàng”.

Nhận định tình hình sau cuộc bầu cử Hạ viên Nhật Bản, học giả Teewin Suputtikan cho rằng: “Thắng lợi nên thuộc về Đảng Dân Chủ Tự Do (LDP), sau đó, Thủ tướng Abe sẽ nhận được sự ủng hộ của dư luận về đẩy mạnh chính sách bảo vệ an ninh của mình”.

Nhưng ông cũng bày tỏ, việc Nội các Nhật thông qua nghị quyết hủy bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập thể” sẽ làm căng thẳng thêm quan hệ với Trung Quốc và Hàn Quốc. Cân nhắc kỹ lưỡng, việc trì hoãn thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Điều 9 trong “Hiến pháp Hòa bình” Nhật Bản là điều cần thiết.

Khi được hỏi bản thân có cách nhìn thế nào về quan hệ giữa Tokyo và Bangkok, ông này cho biết, chính quyền của ông Abe cho rằng cuộc đảo chính quân sự, lật đổ chính quyền của bà Yingluck Shinawatra để thành lập nhà nước quân đội ở Thái Lan vào hồi tháng 5 vừa qua là “phi dân chủ”.

Chính phủ quân sự ở Thái Lan không được Nhật ủng hộ nên đã "tạo cơ hội" cho Trung Quốc

Vì nguyên nhân đó, quan hệ giữa 2 bên trở nên lạnh nhạt. Là một quốc gia theo chủ nghĩa dân chủ, động thái này của Nhật Bản là điều đương nhiên, nhưng “tranh thủ” thời gian đó, Trung quốc đã nhanh chóng hành động, làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Thái Lan.

Hiện nay, phạm vi ảnh hưởng của Nhật về lĩnh vực kinh tế, chính trị của “đất nước mặt trời mọc” đã giảm sút.

Theo Hoàn Cầu, nếu như thủ tướng Abe vẫn khăng khăng duy trì chính sách bảo đảm an ninh theo khuynh hướng cực hữu, điều này sẽ làm căng thẳng thêm quan hệ Trung - Nhật, trong bối cảnh hai cường quốc này đang tranh giành ảnh hưởng quyết liệt ở đông nam Á nói chung và Thái Lan nói riêng.

Mâu thuẫn sâu sắc giữa Nhật Bản và Trung Quốc khiến Thái Lan và các nước Đông Nam Á sẽ buộc phải lựa chọn một trong hai “ông lớn”. Nhìn từ góc độ mối quan hệ khăng khít về kinh tế, sự lựa chọn của Thái Lan sẽ là Trung Quốc. Điều này là một tổn thất không nhỏ đối với Nhật Bản.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật