Se‌ּx - Lạnh hay Nóng?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây xem phim của Nguyễn Hoàng Điệp (Điệp) “Đập cánh giữa không trung” thấy nhiều cản‌ּh nón‌ּg tràn ngập, nồng độ đậm đặc hơn phim “Bi đừng sợ” của Phan Đăng Di (Di) nhiều.
Se‌ּx - Lạnh hay Nóng?
Ảnh minh họa

cản‌ּh nón‌ּg trong phim Điệp có lý nhưng kể ra cũng hơi nhiều. Và xem phim mới thấy đạo diễn nữ làm phim cảnh se‌ּx có ưu thế hơn đạo diễn nam nhiều. Vì cùng là giới nữ nên diễn viên cũng yên tâm “cởi” hơn, tự tin diễn cảnh se‌ּx hơn và đạo diễn nữ cũng thoải mái đưa vào phim hơn, vì biết rằng mình sẽ được thông cảm hơn.

Nhưng nhiều hay ít cảnh se‌ּx không bàn ở đây. Cái bàn là phim Di và Điệp đều giống nhau ở chỗ se‌ּx lạnh quá. Tôi hỏi nhiều khán giả (dĩ nhiên là nam) xem xong “Đập cánh…” có nhiều cản‌ּh nón‌ּg muốn “đập cánh” không? Câu trả lời là không!

Xem cảnh se‌ּx người thực việc thực mà không thấy nóng người lên chút nào, cứ lạnh băng. Huyền và Tùng hai nhân vật chính trong “Đập cánh”... yêu nhau thật (dù là tình yêu kiểu nửa trẻ con nửa người lớn) thế nhưng họ yêu nhau cứ như hai người gỗ vô cảm, nói nặng hơn như một ông già bảo: Như xác chết!

se‌ּx thường là ấm áp, là quyến rũ, là màu nóng của cuộc sống. se‌ּx để giải tỏa, để trốn cô đơn, để khẳng định sự tồn tại. Nhưng con mắt đạo diễn đã nhìn (chắc không vô tình) với trạng thái lãnh cảm, thậm chí lạnh lùng về se‌ּx.

Không thú vị khi xem những cảnh se‌ּx ngột ngạt, chán chường và bức bối đến vậy. Nó lặp lại một lần thì “OK” nhưng lặp đi lặp lại suốt phim thì không bình thường.

Nó như người đeo kính râm nhìn cuộc sống.

Những khuôn hình của Phạm Quang Minh rất ấn tượng và tinh tế về mặt thẩm mỹ, toát lên được một góc cuộc sống, một góc không khí của Hà Nội với những gam màu lạnh. Sự dìm bớt màu, thậm chí làm “chết” một số màu trong một số trường đoạn là tuyệt vời, nhưng quá lạ‌m dụn‌g nó trong những cản‌ּh nón‌ּg lại làm người xem mệt mỏi. Mệt mỏi về thị giác, mệt mỏi về cảm xúc và làm người ta trĩu nặng. Xem phim như thưởng thức một bữa tiệc. Đã qua rồi cái thời, người ta hay hỏi về ý nghĩa, thông điệp của phim cũng như câu chuyện phim. Quan trọng là cách kể, cũng như các danh họa nổi tiếng Van Gogh, Rembrandt đều vẽ chân dung nhưng mỗi người đem lại một cảm xúc thẩm mỹ hoàn toàn khác nhau cho người xem.

Nghệ thuật kỵ nhất là áp đặt, mà hãy dẫn dụ, dắt tay khán giả cùng đi. Đạo là đường và không phải ai tài mà không có lúc lạc vào mê cung do chính mình bày ra.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật