Hớt tóc kíc‌ּh dụ‌ּc ‘đảm bảo phê liền’

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lời mời chào được cô chủ quán trang điểm khá lòe loẹt đưa ra ngay sau khi khách vừa vào quán, cánh cửa được đóng lại, “Dụng cụ hớt tóc hư rồi, vào trong em làm thư giãn 100 ngàn/lần. Nếu đi ’tua’ tới Z luôn, thêm 50 ngàn nữa, đảm bảo phê liền“.
Hớt tóc kíc‌ּh dụ‌ּc ‘đảm bảo phê liền’
Nhân viên sẵn sàng đi “tua“ tới Z với khách ngay tại quán.

Nằm ở 2 hông trường Đại học Buôn Mê Thuột, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) hàng chục quán hớt tóc “mỏi tay” hoạt động suốt ngày đêm. Điểm chung của các tiệm này là phía trước đặt vài chậu kiểng và ghế ngồi cũ kỹ, phía sau là dãy buồng tuềnh toàng, ẩm thấp. Đặc biệt, các quán trên đều nằm ở vị trí “hương đồng gió nội”, bao quanh là cây xanh, rẫy cà phê, rẫy bắp…bạt ngàn.

Dù gắn bảng hiệu cắt tóc, gội đầu nhưng dụng cụ hành nghề luôn thiếu hoặc trong tình trạng hư hỏng. Nhân viên thường không biết... lấy ráy tai, cạo mặt mà chỉ biết lả lơi, mời gọi bằng những ngôn từ kíc‌ּh dụ‌ּc để đưa khách vào “phòng nghỉ” rồi moi tiền khách bằng đủ chiêu trò từ A tới Z.

Nhân viên tiệm hớt tóc ăn mặc mát mẻ sẵn sàng chiều khách tới Z.

Dọc đường Hà Huy Tập xuất hiện nhiều cô gái ăn mặc h‌ּở han‌ּg đứng, ngồi trước quán, nhìn ra ngoài bắt khách. Thấy thanh niên nào chạy xe chầm chậm là họ đưa tay vẫy, có khi ùa ra chặn đầu xe nắm tay kéo vô.

Quán Quỳnh Anh nằm mép đường Hà Huy Tập rộng chừng 10m2. Phía trước và sau quán cây cối mọc um tùm, bên cạnh là rẫy cà phê đang độ thu hoạch. Quán ngăn làm 2 phòng nhỏ bằng ván ép; một phòng chứa đồ nghề hớt tóc, nhưng đã hoen gỉ, bụi bám đầy, phòng kia tối om dùng để tiếp khách khi “mâ‌ּy mư‌ּa”.

Khách yêu cầu được cạo mặt, lấy ráy tai thì một cô gái đứng dậy đóng cửa quán lại nói: “Dụng cụ hớt tóc hư rồi, vào trong “thư giãn” đi anh, đảm bảo phê liền”. Trước câu hỏi “thư giãn” là gì, một cô nhoẻn cười bảo: “Biết rồi còn hỏi nữa”.

Cô này vừa nói xong, đến lượt cô kia mời gọi: “Mở hàng cho tụi em đi, từ sáng tới giờ ế quá. Vào massage cho “thoải mái” nhé, 100 ngàn đồng/lần thôi. Muốn đi “tua” tới Z luôn thì đưa tụi em thêm 50 ngàn nữa, đảm bảo tụi em làm cho anh phê”.

Còn ở quán Thủy Tiên ở phía đầu bên kia Đại học Buôn Ma Thuột, mùi ẩm mốc, tanh tanh bốc lên nồng nặc. Quán xập xệ nhưng khách vào khá đông và chủ yếu là thanh niên mới lớn.

Vừa thấy khách bước vào, cô gái chừng 20 tuổi chạy đến khoác vai như đã quen biết từ lâu, bên cạnh là người phụ nữ mập ú đang ngồi canh chừng. Vừa đi cô nhân viên vừa ve vãn: "Hớt tóc thì đi vào trỏng, em hớt cho. Hớt một lần rồi nhớ mãi, em hớt thấy thoải mái thì lần sau đến ủng hộ nữa anh nhé”.

Lúc này, bà chủ ngồi ngoài mới nói vọng vào: “Cứ vào trong đi đợi nhân viên lát rồi vào “hớt” cho. “Hớt” dưới dạng nhẹ (tức massage) bằng tay hay bằng miệng giá 150 ngàn đồng/lần, còn muốn “hớt” nặng (tức là đi tới Z) 200 ngàn đồng/ lần”.

Cũng theo lời bà chủ, nếu khách không muốn sạch sẽ thì bà ta sẽ điều “đào” đi nhà nghỉ, giá tiền sẽ tăng lên 300 ngàn/lần.

Dọc đường Hà Huy Tập qua tỉnh lộ 8 xuống huyện Cư M’gar, vài chục quán cà phê, tẩm quất kíc‌ּh dụ‌ּc vẫn hoạt động nhộn nhịp suốt ngày đêm.



Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật