Học trung thực để chống tham nhũng ở In-đô-nê-xi-a

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tại In-đô-nê-xi-a, một trong những quốc gia bị liệt vào danh sách những nước nhiều tham nhũng nhất thế giới, người dân không lạ với việc phải lót tay để lấy chứng minh thư sớm, thi đỗ bằng lái xe, tránh bị nộp phạt hay xin làm công an. Một nghiên cứu gần đây tại nước này cho thấy gần như một nửa các cuộc tiếp xúc của người dân với cảnh sát đều dẫn tới hối lộ.
Học trung thực để chống tham nhũng ở In-đô-nê-xi-a
Biểu tình chống tham nhũng ở In-đô-nê-xi-a

Để thay đổi những thói quen xấu này, Bộ trưởng Tài chính In-đô-nê-xi-a đã khởi động dự án thử nghiệm dạy học sinh về nguyên tắc đạo đức và tầm quan trọng của tính minh bạch, nhằm chặn đứng tham nhũng trước khi hiện tượng này xảy ra.

Tại trường trung học số 3 ở Gia-các-ta, học sinh được học lý thuyết trước, sau đó các em được thực hành ngay tại ngoài hành lang trường học bằng cách đi mua đồ tại “cửa hàng trung thực” của nhà trường. Tại đây bán mọi thứ mà các em cần từ bút bi, bút chì và có cả sôcôla. Học sinh Đi-ca là một trong những em tham gia chương trình minh bạch cho biết, đa số học sinh trong trường đều rất thật thà, chỉ một số ít dối trá và ăn cắp đồ của cửa hàng mà không trả tiền. Đi-ca thừa nhận các bạn có được sự trung thực cũng một phần nhờ có các lớp học về tham nhũng.

Tại trường, học sinh sẽ làm bài thi mà không có giám thị để rèn các em đức tính trung thực, không gian lận trong thi cử. Đây cũng là một phần của chương trình đào tạo tính trung thực cho học sinh.

Lớp học về tham nhũng là ý tưởng xuất phát từ cuộc chiến chống tham nhũng mà In-đô-nê-xi-a đang đặt ưu tiên với nhiều biện pháp khác nhau. Ủy ban chống tham nhũng (KPK) còn có hình thức đặc biệt để phân biệt tội phạm tham nhũng tại các phiên tòa. Tại tòa xử tham nhũng, tội phạm bị bắt buộc phải mặc một bộ đồng phục có dòng chữ “Người bị KPK giữ” chạy ngang lưng áo kiểu cầu thủ bóng đá. Làm như vậy để phân biệt giữa những nghi phạm tham nhũng và nghi phạm hình sự, vì tham nhũng là tội đặc biệt. Chủ tịch Ủy ban An-ta-xa-ri A-da nói, vì thế cách đối xử cũng phải đặc biệt. Dùng bộ đồng phục là một lời cảnh báo, như một nỗi nhục cho những kẻ bị bắt nhằm giáo dục, răn đe.
QĐND
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật