Đồng Rúp yếu - Canh bạc của Tổng thống Putin

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính phủ Nga đang tham gia một canh bạc chính trị rủi ro bằng cách để đồng Rúp giảm giá cùng giá dầu. Đồng tiền của Nga đã giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1998.
Đồng Rúp yếu - Canh bạc của Tổng thống Putin
Tổng thống Putin

Việc đồng tiền mất giá sẽ tác động tới tiêu dùng, và ngay cả những người ủng hộ trung thành nhất của Tổng thống Vladimir Putin cũng sẽ phải lo ngại.

Việc giảm giá gần đây của đồng Rúp là do giá dầu giảm mạnh sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) từ chối cắt giảm sản lượng vào tuần trước, kéo theo đó là những tác động tiêu cực đến đồng tiền của các nước xuất khẩu dầu và đồng Rúp bị tác động mạnh nhất. Dưới đây là biều đồ giữa giá dầu, giá đồng Rúp và giá đồng Naira của Nigeria:

Khác với Nigeria khi nước này cố gắng giữ giá đồng tiền của họ, Nga đã hầu như không can thiệp vào tỷ giá tiền tệ. Ngày 1/12, đồng Rúp đã tăng nhẹ 9% vào buổi sáng sau khi có những báo cáo về việc ngân hàng trung ương Nga có các hoạt động can thiệp tỷ giá, tuy nhiên đồng Rúp vẫn chốt phiên giao dịch với mức giảm 6%.

Tổng thống Putin đã giải thích chiến lược của chính phủ như sau: Ngân sách quốc gia được tính bằng Rúp chứ không phải USD và khi xuất khẩu chính của Nga là dầu bị mất giá thì việc đồng tiền mất giá sẽ bù đắp lại sự thâm hụt này. Điều này cho phép chính phủ Nga duy trì các chương trình xã hội trên danh nghĩa.

Khi nhập khẩu giảm, theo lý thuyết thì các nhà sản xuất trong nước sẽ có cơ hội tăng thị phần và người dân Nga sẽ không cảm thấy nhiều biến động trừ khi họ đi ra nước ngoài hoặc mua rất nhiều quần áo nhập khẩu, thiết bị điện tử hay các loại thực phẩm ưa thích của nước ngoài.

Dù thế nào đi chăng nữa thì những người tiêu dùng như vậy cũng không phải là những người ủng hộ lớn nhất đối với Tổng thống Putin. Những cử tri chính ủng hộ ông Putin là những người thuộc tầng lớp nghèo, cao tuổi, giàu tính truyền thống, ít được giáo dục, và những cử tri như vậy sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc đồng tiền mất giá.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét sự giải thích của chính phủ Nga dựa trên việc liệu nước này có nhập khẩu nhiều mặt hàng thiết yếu hay không. Dưới đây là số liệu thống kê về số lượng các mặt nhập khẩu chưa tính đến biến động của tỷ gia hối đoái:

 

Ngay cả tầng lớp trung lưu ở Nga cũng nhận thấy rằng họ không còn đủ khả năng để mua giày dép, mỹ phẩm, thuốc men và những mặt hàng điện tử giá rẻ. Tuần trước, nhà bán lẻ của Đức Media Mart đã tổ chức bán hàng các sản phẩm của Apple và tivi Samsung với giá ưu đãi nhằm thu hút khách hàng trong đợt khai trương một cửa hàng mới tại Mátxcơva. Cửa hàng này đã thu hút rất đông người mua, dòng người xếp hàng trải hàng dặm, thậm chí đã có tranh chấp nổ ra. Trong khi một số người mua được nhiều tivi một lúc thì nhiều người khác phải ra về trắng tay sau nhiều giờ xếp hàng chờ đợi.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ước tính rằng Nga sẽ mất khoảng 100 tỷ USD doanh thu trong năm tới vì giá dầu giảm. Chuyên gia kinh tế Konstantin Sonin nhận định mức tiêu dùng sẽ bị tác động trực tiếp, bất kể việc mất giá có cân bằng với việc xuất khẩu như chính phủ nhận định hay không.

Những phân tích của chuyên gia Sonin báo trước những bất ổn về chính trị mà Nga có thể gặp phải. Chuyên gia kinh tế Vyacheslav Inozemtsev so sánh tình hình của Nga với tình hình của Iran, nước đang chịu các lệnh trừng phạt của thế giới. Trong trường hợp của Iran, áp lực của phương Tây không lật đổ được chế độ chính trị tại quốc gia này, nền kinh tế của nước này vẫn tăng trưởng do các nhà sản xuất trong nước biết tận dụng thị trường nội địa khi ngành xuất khẩu bị đình trệ. Tuy nhiên, nền kinh tế của Nga lại bị tác động mạnh do việc xuất khẩu dầu mỏ chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của nước này.

Cho đến nay, các cuộc thăm dò cho thấy Tổng thống Putin đang đúng và có vẻ như chuyên gia Inozemtsev đã sai. Theo một cuộc khảo sát giữa tháng 11 bới Levada Center, 80% người Nga đồng tình trong việc Nga phải đối mặt với lạm phát cao và sự suy giảm về chất lượng cuộc sống. Còn một khảo sát thàng 10 cho thấy 85% cử tri ủng hộ ông Putin, giảm 3% so với tháng 9. Nếu Tổng thống Putin đối mặt với một cuộc bầu cử ngay lúc này thì chắc chắn ông sẽ giành chiến thắng.

Tuy nhiên, sẽ là quá sớm để nói rằng nhận định của chuyên gia Inozemtsev là sai. Putin đang đánh cược rằng thời tiết ở Nga quá xấu và điều đó sẽ khiến cái giá phải trả cho một cuộc biến động chính trị là quá cao. Bộ trưởng Nội Vụ Vladimir Kolokoltsev vừa cảnh báo rằng Nga sẽ không cho phép các cuộc bạo loạn xảy ra tại Ucraina và “Đây là một lời cảnh báo cho những ai có âm mưu khác”, ông cũng cho biết thêm rằng quân đội của nước này đang trong tình trạng sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào.

Tổng thống Putin đang rất cần giá dầu tăng nhằm củng cố chế độ của ông. Khi sự kiên nhẫn của người dân Nga đã không còn thì sức mạnh quần chúng là một lực lượng rất đáng sợ, như chính phủ Liên Xô đã từng trải nghiệm năm 1991 khi mà giá dầu cũng đã giảm tương tự.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật