The Diplomat: Chẳng ai đứng về phía Trung Quốc ở Biển Đông

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hành động hung hăng và phi lý đã khiến cho Trung Quốc đơn độc ở Biển Đông. Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã thể hiện sự ủng hộ đối với Việt Nam, đặc biệt là Nhật Bản và Mỹ.
The Diplomat: Chẳng ai đứng về phía Trung Quốc ở Biển Đông
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo The Diplomat, việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng Năm vừa qua, đã trở thành một phép thử để xác định xem ai đang đứng về lẽ phải và được nhiều quốc gia ủng hộ trong các vấn đề về Biển Đông.

Trong khi hầu hết cộng đồng quốc tế duy trì quan điểm trung lập ở Biển Đông, thì một số quốc gia đã công khai ủng hộ Việt Nam dưới nhiều hình thức, trong đó rõ ràng nhất là Nhật Bản và Mỹ.

Một bên gồm Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản muốn duy trì sự cân bằng, hòa bình và ổn định trong khu vực vốn đã tồn tại trong 2 thập kỷ qua, còn một bên chỉ có mình Trung Quốc muốn sử dụng sức mạnh “cơ bắp” để lấn lướt các nước nhỏ hơn nhằm khẳng định những tuyên bố chủ quyền phi lý của mình.

Các quan điểm hiện nay đều cho rằng vấn đề Biển Đông là vấn đề tranh chấp lãnh thổ do những xung đột về tài nguyên giữa các quốc gia ven biển. Nguyên nhân cho quan điểm trên xuất phát từ thực tế, Biển Đông rất giàu trữ lượng năng lượng và các loại quặng khoáng sản. Một số chuyên gia dự đoán trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông bằng khoảng 80% trữ lượng của Ả-Rập Xê-út. Biển Đông là một trong những vựa cá lớn nhất thế giới, chiếm tới 1/10 sản lượng đánh bắt cá toàn thế giới.

Tuy vậy, quan điểm đó đã tạo ra ngõ cụt, không thể làm sáng tỏ những tính toán và động cơ của các bên có liên quan. Sự thật là, bên cạnh giá trị kinh tế, Biển Đông còn mang giá trị chiến lược to lớn với nhiều quốc gia.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền một cách phi lý với gần như toàn bộ Biển Đông bằng tấm bản đồ mà nước này tự nghĩ ra mang tên “bản đồ đường lưỡi bò”.

Các nhà hoạch định chiến lược và giới phân tích Trung Quốc xem Biển Đông là "chuỗi đảo đầu tiên".  Nó đóng vai trò quan trọng đối với quốc phòng Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, Biển Đông còn có vị trí quan trọng hơn. Nếu Trung Quốc coi Biển Đông là sân sau thì với Việt Nam, Biển Đông là cửa ngõ phía trước.

Biển Đông không chỉ có giá trị chiến lược với các quốc gia ven biển mà còn với các cường quốc khu vực và quốc tế. Các tuyến đường vận chuyển giữa Ấn Độ với Thái Bình Dương, các đường giao thông trên biển đi qua Biển Đông chiếm tới gần một phần ba giá trị thương mại của thế giới và chịu trách nhiệm trung chuyển một phần hai tổng lượng vận chuyển dầu khí toàn cầu.

Ngoài ra, đối với Trung Quốc và Mỹ, Biển Đông được ví như một chiếc “dây cương”. Ai nắm được “dây cương” này thì sẽ có một vị trí kiểm soát tối cao ở Tây Thái Bình Dương, trở thành một trụ cột vô cùng quan trọng trong khu vực Đông Nam Á.

Chiến lược của Việt Nam

Theo The Diplomat, Việt Nam đang theo đuổi nhiều phương pháp để đối phó với Trung Quốc trải dài từ quyền lực cứng tới quyền lực mềm bao gồm: tăng cường sự hiện diện ở các khu vực thuộc chủ quyền, quốc tế hóa các vấn đề Biển Đông, đối thoại với Trung Quốc, hiện đại hóa quân đội.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (bên trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp tại Myanmar hôm 8/8/2014, nhân dịp dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47.

Việt Nam tăng cường sự hiện diện cả quân sự và phi quân sự ở các khu vực thuộc chủ quyền của mình trên Biển Đông. Từ năm 1988, Việt Nam đã thiết lập các đơn vị đồn trú quân sự thường trực trên 11 vùng đất, đảo, đá khác trên quần đảo này. Chậm mà chắc, Việt Nam tiếp tục củng cố và tăng cường sự hiện diện. Năm 2012, Việt Nam thành lập lực lượng kiểm ngư để tuần tra các vùng biển của mình.

Thay vì liên minh với các cường quốc, Việt Nam đã tập trung vào quốc tế hóa các vấn đề ở Biển Đông, kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc. The Diplomat cũng nhận định, Việt Nam ngày càng chủ động và quyết tâm trong việc thu hút sự chú ý của thế giới về Biển Đông.

Việt Nam duy trì và tận dụng hiệu quả tất cả các kênh để đối thoại với Trung Quốc như kênh giữa hai chính phủ, hai đảng, hai quân đội.

Ngoài ra, với mục tiêu giải quyết các vấn đề dựa trên luật pháp quốc tế và một cách hòa bình, Việt Nam luôn tự kiềm chế trước những hành động hung hăng của Trung Quốc.

Dù vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân, trong đó phải kể đến đội gồm 6 tàu ngầm thuộc lớp Kilo.

Cam kết của Mỹ

Kể từ năm 2010, các nhà lãnh đạo Mỹ nhiều lần tuyên bố Washington có lợi ích quốc gia cốt lõi đối với tự do hàng hải ở Biển Đông và luôn thúc giục các bên giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và tuân theo luật pháp quốc tế. Cả nền kinh tế Mỹ và vị thế của Mỹ trên toàn cầu cũng như trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương phụ thuộc vào tự do, hòa bình tại các tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.

Tổng thống Mỹ Obama (bên phải) trong một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong thực tế, nếu các tuyến đường trên Biển Đông bị phong tỏa thì nền kinh tế Mỹ sẽ bị tác động đáng kể nhưng không đến nỗi quá khủng khiếp. Ít hữu hình hơn, cái chịu tác động mạnh nhất là sức mạnh của Mỹ trên toàn cầu. Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng, là chìa khóa để Washington duy trì trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu.

Tuy vậy, mối liên hệ giữa Biển Đông và lợi ích của Mỹ không phải lúc nào cũng rõ ràng và hữu hình. Do đó, Washington sẽ rất khó thuyết phục dân Mỹ tin vào tầm quan trọng của Biển Đông đối với các lợi ích cốt lõi của họ.

Trong trường hợp có xung đột xảy ra, khả năng Mỹ tham chiến ở Biển Đông bị giới hạn nhiều trong bối cảnh Mỹ vừa trải qua cuộc chiến tranh rất tốn kém ở Iraq và một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Trung Quốc đã tận dụng tình thế này và đang tăng cường hành động nhằm thay thế vị trí của Mỹ trong khu vực.

Vai trò của Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông chủ yếu là các tuyến đường hàng hải cũng như những lợi ích có được trong một trật tự do Mỹ dẫn đầu. Nếu chiếm được quyền kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc có thể kiểm soát 60% nguồn cung năng lượng của Nhật Bản và có thể thay thế vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực.

Một trật tự khu vực do Trung Quốc dẫn đầu sẽ có thể ít tự do hơn và không đem lại nhiều lợi ích cho Nhật Bản.

Do vậy, theo The Diplomat, Nhật Bản đang sẵn sàng ủng hộ Việt Nam chống lại sự hung hăng của Trung Quốc bằng cách cung cấp các tàu tuần tra và nhiều hỗ trợ khác cho Việt Nam.

Ngoài ra, Nhật Bản có thể đóng vai trò trung gian ở Biển Đông để tạo điều kiện cho việc hình thành một nhóm các nước có chung mục đích ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc và duy trì hiện trạng ổn định trong khu vực.

The Diplomat cho rằng, chỉ có sự đoàn kết giữa các nước như Việt Nam, Philippines, Mỹ, Nhật mới có thể ngăn chặn được những chính sách hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật