Mỹ -Nga khẩu chiến về cách mạng màu

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ đe dọa về một cuộc cách mạng sắc màu trên chính đất Nga, và Nga đang thách thức điều đó .
Mỹ -Nga khẩu chiến về cách mạng màu
Bộ trưởng Nội vụ Nga Vladimir Kolokoltsev

Nga tiếp tục gửi lời thách đố

Thời gian qua, truyền thông phương Tây ồ ạt đưa tin về một sự chán ghét chính quyền của Tổng thống Vladimira Putin cùng đường lối điều hành đất nước của ông. Phương Tây cho rằng chiến lược của Putin, cùng với cách ông ta xoay sở để tại vị đang thể hiện một nền độc tài.

Và nó ảnh hưởng trực tiếp đến ý chí và nguyện vọng của nhân dân Nga. Điều này là cơ sở để hình thành những ý thức hệ đối kháng và hoàn toàn có thể tạo nên cuộc cách mạng màu để tìm lại dân chủ đúng nghĩa cho đất nước này.

Thậm chí, nhiều tờ báo có tiếng của phương Tây đã cho rằng tới lúc người Nga phải đứng lên đấu tranh và bảo vệ chính mình. Lúc này hoặc không bao giờ là khẩu hiệu mà các phương tiện truyền thông này nhắc tới.

Tuy nhiên, nước Nga đã phản ứng một cách rõ ràng, bình thản. Ngoại trưởng Sergei Lavrov lên tiếng: "Họ (phương Tây) không muốn Nga thay đổi chính sách, cái họ muốn là một sự thay đổi chế độ. Những người đứng đầu của họ đang rao giảng, kích động quần chúng biểu tình. Những sự dân chủ giả tạo không có chỗ đứng trên đất nước của chúng tôi."

Tuyên bố của ông Ngoại trưởng một lần nữa được Bộ trưởng Nội vụ Vladimir Kolokoltsev tái khẳng định: "Mô hình dân chủ của Mỹ sẽ không bao giờ có thể truyền bá trên đất nước Nga. Các binh sĩ của bộ Nội vụ sẽ là những công cụ quyền lực nhất để chống lại mối đe dọa đó."

Còn Tổng thống Vladimir Putin cũng lên tiếng hồi cuối tháng 11/2014: "Hãy nhìn cách Mỹ truyền bá dân chủ. Những quốc gia có dân chủ kiểu Mỹ hiện đang thu được lợi lộc gì ngoài việc hỗn loạn, rối ren, thậm chí nội chiến, chia rẽ sâu sắc và là cái nôi của chủ nghĩa cực đoan đe dọa nhân loại? Dân chủ kiểu Mỹ chỉ là công cụ để họ thực hiện các mưu đồ địa chính trị."

Và ông Putin cũng nhấn mạnh: cách mạng màu không có cửa trên đất Nga.

Ông Putin đã chỉ ra, thực chất của những cuộc cách mạng màu mà Mỹ kích động không phải những hành động từ thiện. Nó mang theo quyền lợi của nước Mỹ, và người ta thường gọi với cụm từ "tiêu chuẩn kép."

Với Washington, một chế độ đối lập trên một quốc gia có giá trị địa chính trị đều có thể được coi là độc tài. Nhưng ở một quốc gia khác, chế độ cầm quyền nếu mang lại lợi ích, Washington sẽ vui vẻ gọi đó là... thân thiện.

Có thể thấy rằng, từ Ngoại trưởng, Bộ trưởng Nội vụ, và Tổng thống đều đã lên tiếng về vấn đề cách mạng dân chủ này. Nó cho thấy nguy cơ là có thật, và thậm chí những toan tính, kế hoạch của Mỹ đã có những sự thực hiện nhất định.

Tuy nhiên, khi bộ ba nói trên lên tiếng thể hiện quan điểm, đồng nghĩa với việc Moscow cũng sẽ đương đầu tới cùng. Và họ sử dụng mọi biện pháp, từ chính trị, ngoại giao, và thậm chí là cả quân sự để giải quyết những nguy cơ đó.

Mỹ đang làm những gì với Nga?

Mỹ không đơn giản chơi một nước cờ với Nga, mà phải sử dụng đến liên hoàn kế trong cuộc đấu này. Nhiều ngày qua, người ta thấy sự tăng cường sức mạnh quân sự ồ ạt cho các đồng minh NATO ở sát biên giới Nga. Từ những nước khu vực Baltic, Ba Lan... Và cục diện Ukraine cho thấy sợi xích nóng quân sự ngày càng được siết chặt quanh Nga.

Đó là câu chuyện của quân sự, địa chính trị. Còn về kinh tế, EU đang một lòng một dạ theo Mỹ phát động những lệnh trừng phạt vào Nga. Dù Tổng thống Putin có kiên cường nói mạnh về việc không bị ảnh hưởng, nhưng thực tế, kinh tế nước Nga đang chịu tác động nặng nề.

Cách mạng dân chủ ở Ai Cập Nga còn đối diện với nguy cơ suy thoái kinh tế khi giá dầu bỗng dưng tụt dốc. Bộ trưởng Kinh tế Nga đã dự đoán nếu giá dầu tiếp tục xuống, Nga sẽ thiệt hại hàng trăm tỷ USD. Và nước Nga cũng không quên chỉ trích một cách cáu kỉnh rằng Mỹ đã thò bàn tay đen để chi phối giá dầu.

Nhưng nếu việc Mỹ đủ sức thao túng loại hàng hóa tối quan trọng này, đã thể hiện rằng Washington không phải con hổ giấy, không bỗng dưng Mỹ vẫn an tọa trên ngôi vị cường quốc số một thế giới.

Quân sự, kinh tế đang từng ngày siết chặt nước Nga, Mỹ hy vọng nó tạo ra những bất ổn đáng sợ trong lòng quần chúng. Sự bất ổn đó là cơ hội để khởi đầu cho một cuộc cách mạng sắc màu.

Cơ hội nào cho nước Mỹ?

Tuy nhiên, đó chỉ là toan tính, là kịch bản mà những nhà hoạch định chiến lược ở Washington vạch ra. Còn có thể thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Trừng phạt kinh tế là một chiến lược khôn ngoan. Túi tiền, miếng cơm manh áo là dễ tác động lớn nhất vào quần chúng. Nhưng những cuộc thăm dò xã hội của các tổ chức độc lập cho thấy người dân Nga vẫn rất tin tưởng vào Putin, có thời điểm đã lên tới hơn 80% (sau khi sáp nhập bán đảo Crimea).

Điều này cho thấy dân Nga vẫn đang hào hứng với tư tưởng về một nước Nga vĩ đại, và để có điều đó, cần phải được dẫn dắt dưới bàn tay của Tổng thống Putin. Và ngược lại, Putin không phải và chưa bao giờ là một tay mơ trên vũ đài chính trị.

Cách mạng dân chủ ở Ukraine Dự kiến ngày 4/12/2014, ông Putin sẽ đọc thông điệp liên bang lần thứ 21 của nước Nga. Thường thông điệp này sẽ được giữ kín cho đến khi công bố, nhưng lần này, nó đã được rò rỉ. Theo đó, chính quyền Putin sẽ nỗ lực hết sức để cải thiện đời sống, các chế độ an sinh xã hội, đặc biệt hướng tới phụ nữ sinh con thứ hai, người thất nghiệp, người già. Chưa biết thực tế hiệu quả tới đâu, nhưng lời hứa từ thông điệp đó khiến người Nga tiếp tục có thêm niềm tin.

Tiếp đến, Nga đang nỗ lực phá vây kinh tế, khi họ hướng tới những nguồn đầu tư khác ngoài châu Âu. Minh chứng cho việc này, Nga và Trung Quốc - một đối thủ khác của Mỹ đang trong thời kỳ mặn nồng như tuần trăng mật.

Mỹ có thể triển khai cách mạng màu trên toàn thế giới, đó là quyền tự do của nước Mỹ. Bởi họ chỉ cần ngồi yên trong các bàn hoạch định ở Washington và dựng lên những tổ chức chống chính phủ.

Trước câu hỏi, Mỹ có cơ hội thực hiện cách mạng màu ở Nga hay không? Xin khẳng định là có. Nhưng cần phải hiểu mấu chốt của vấn đề: Cách mạng màu bắt nguồn từ sự chán ghét của người dân với chế độ đó. Nếu không có yếu tố này, sự tác động của Mỹ hay bất kỳ thế lực nào là vô nghĩa.

Chế độ nào mang lại hạnh phúc cho nhân dân, chế độ đó sẽ trường tồn. Bằng không, nó sẽ bị đào thải và thay thế bằng một chế độ mới. Lịch sử nhân loại đã chứng minh điều này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật