Bộ Quốc phòng sẽ có 3 đại tướng, Bộ Công an 1 đại tướng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có 73,04% số đại biểu Quốc hội (QH) tán thành thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam; 71,83% số đại biểu QH tán thành thông qua Luật Công an Nhân dân (sửa đổi) vào sáng 27.11.
Bộ Quốc phòng sẽ có 3 đại tướng, Bộ Công an 1 đại tướng
Ảnh minh họa

Ngoài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quân hàm đại tướng, có hai vị trí là Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có trần quân hàm là đại tướng, vì người đứng đầu hai chức danh này có vai trò, vị trí quan trọng được quy định trong Hiến pháp, do Chủ tịch Nước bổ nhiệm, phù hợp với tổ chức QĐNDVN. Như vậy, Bộ Quốc phòng có 3 đại tướng; trần quân hàm của Tư lệnh, Chính ủy của Bộ Tư lệnh Thủ đô và Bộ Tư lệnh TPHCM là trung tướng.

Dự thảo Luật sĩ quan Công an nhân dân sửa đổi được thông qua không có quy định thêm một đại tướng chi vị trí thứ trưởng-phó bí thư Đảng ủy công an Trung ương. Chức danh này có trần quân hàm thượng tướng như hiện nay. Cấp bậng hàm cao nhất của giám đốc CA TP.Hà Nội và TPHCM là trung tướng. Trần quân hàm trưởng công an cấp quận, huyện tại TP.Hà Nội và TPHCM là thượng tá.

Dưới đây là bài của PV ban Thời sự. BTV thấy chỉ cần đưa thông tin như trên là đủ, không cần phải nói rõ vì sao lại đề xuất chức danh như vậy, bạn đọc có đọc giải trình cũng không phải là vấn đề quan tâm. Trình lãnh đạo

Sáng 27.11, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh UBQPAN) của QH Nguyễn Kim Khoa trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu QH về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam, nêu rõ: Có ý kiến đề nghị cân nhắc trần quân hàm đại tướng của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trong mối tương quan với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và của Tổng Tham mưu trưởng, vì về mặt nhà nước, Tổng Tham mưu trưởng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, là cấp phó của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Dự thảo luật quy định Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có trần quân hàm là đại tướng, bằng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là kế thừa Luật Sĩ quan hiện hành, đã được thực tiễn kiểm nghiệm từ khi có Luật Sĩ quan năm 1958, phù hợp với tổ chức của QĐND VN. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị là người đứng đầu cơ quan chỉ huy, lãnh đạo QĐND VN, có vai trò, vị trí rất quan trọng được quy định trong Hiến pháp, do Chủ tịch Nước bổ nhiệm. Vì vậy, đề nghị QH cho giữ như dự thảo luật Chính phủ trình.

Ủy ban QPAN của QH cho rằng, đối với các binh đoàn quốc phòng - kinh tế và Tập đoàn Viễn thông Quân đội là doanh nghiệp lớn của quân đội có nhiệm vụ kết hợp quốc phòng và kinh tế, trong đó có các đơn vị dự bị động viên làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, Ủy ban Thường vụ QH đề nghị quy định trần quân hàm thiếu tướng là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn xây dựng quân đội nhân dân trong tình hình mới.

Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật CAND về cấp bậc hàm cao nhất đối với các chức vụ của sĩ quan CAND, Uỷ ban Thường vụ QH cho biết, đa số đại biểu nhất trí với quy định về cấp bậc hàm cao nhất của các chức vụ trong CAND.

Đối với ý kiến đề nghị Thứ trưởng là Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương có trần cấp bậc hàm là đại tướng, Ủy ban Thường vụ QH cho rằng, chức vụ Thứ trưởng - Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương là cấp phó của Bộ trưởng Bộ Công an, giúp Bộ trưởng (đồng thời là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương) thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó có nhiệm vụ về công tác Đảng.

Theo quy định thì tổ chức Đảng trong CAND không tổ chức theo hệ thống từ Đảng ủy Công an Trung ương đến các địa phương, do vậy Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương chỉ lãnh đạo trực tiếp đối với các tổ chức Đảng bộ của các tổng cục và các đơn vị trực thuộc Bộ Công an.

Ông Khoa nêu rõ: Để thống nhất trong bộ máy Đảng và Nhà nước; căn cứ Thông báo số 147 ngày 21.10.2013 và căn cứ theo Thông báo 185 ngày 28.10.2014 của Bộ Chính trị, Thứ trưởng - Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương có trần quân hàm là thượng tướng như hiện nay. Vì vậy, đề nghị QH cho giữ như dự thảo trình QH.

Giám đốc Công an TP.Hà Nội, TPHCM - cấp hàm trung tướng

Báo cáo giải trình còn cho biết, một số ký kiến đồng ý với cấp hàm trung tướng đối với Giám đốc Công an TP.Hà Nội và TPHCM, nhưng đề nghị cân nhắc cấp hàm cao nhất của chức vụ trưởng công an quận thuộc hai thành phố này phải đảm bảo tương quan với chức vụ khác. Cũng có ý kiến khác đề nghị cấp hàm cao nhất của Giám đốc Công an TP.Hà Nội và TPHCM là trung tướng, còn Giám đốc công an các tỉnh thành khác có trần cấp hàm là thiếu tướng để chênh nhau một bậc cho phù hợp.

“Tiếp thu ý kiến đại biểu QH, Ủy ban Thường vụ QH đã chỉnh dự thảo luật theo hướng cấp hàm cao nhất của Trưởng công an quận TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là thượng tá như các quận, huyện khác. Còn quy định Giám đốc Công an cấp tỉnh có trần cấp bậc hàm đại tá là để bảo đảm tương quan với Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ QH xin giữ như quy định của dự thảo luật trình QH” - ông Khoa nói.

Sau khi nghe báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý trên, đa số đại biểu đã biểu quyết thông qua Luật Sĩ quan CAND (sửa đổi).

Dự thảo Luật Sĩ quan Công an nhân dân sửa đổi được thông qua không có quy định thêm một đại tướng cho vị trí thứ trưởng - phó bí thư Đảng ủy công an trung ương. Chức danh này có trần quân hàm thượng tướng như hiện nay. Cấp bậc hàm cao nhất của giám đốc CA TP.Hà Nội và TPHCM là trung tướng. Trần quân hàm trưởng công an cấp quận, huyện tại TP.Hà Nội và TPHCM là thượng tá Xuân Hải.

* Chiều 27.11, QH thảo luận về dự án Luật Tài nguyên - Môi trường biển và hải đảo. Liên quan đến dự luật này, có nhiều ý kiến còn băn khoăn về sự chồng chéo trong quản lý tài nguyên; cơ quan chủ chốt nào sẽ quản lý về môi trường biển, hải đảo hay sự phối hợp ra sao giữa các cơ quan hữu quan để có thể vừa phát triển kinh tế biển đi đôi với đảm bảo an ninh, quốc phòng.

* Chỉ có hơn 50% số đại biểu thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp. Chiều cùng ngày, QH biểu quyết thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp. Đáng chú ý, chỉ có 274/412 ĐBQH bấm nút thông qua (đạt 55,13%), 125 ĐBQH không tán thành, 13 ĐBQH không biểu quyết.

Điểm đáng chú ý là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, qua nghiên cứu và lấy ý kiến, UBTVQH xin đề nghị QH cho giữ nguyên quy định về vấn đề này như trong Luật Dạy nghề hiện hành, đó là giao cho Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và phân công cụ thể cơ quan thay mặt Chính phủ chịu trách nhiệm làm đầu mối thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực này cho phù hợp với yêu cầu điều hành của Chính phủ trong từng thời kỳ. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2015.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật