‘Vua xúc xích’ Đức ở Sài Gòn và câu chuyện bị giả mạo

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Klaus Rutt (người Đức) được nhiều người Việt biết đến với tên gọi “Vua xúc xích” trên đường phố Sài Gòn. Một người tên Tony di‌eter “mượn” và biến thành câu chuyện của mình.
‘Vua xúc xích’ Đức ở Sài Gòn và câu chuyện bị giả mạo
“Vua xúc xích”- Leon King từ bỏ mọi thứ để mang hương vị quê hương đến Việt Nam.

Từ bỏ mọi thứ để đến Việt Nam

Trước khi đến Việt Nam, Klaus Rutt từng làm việc cho công ty sản xuất xúc xích của gia đình (công ty Metzgerei Rutt). Tuy nhiên, đây chỉ là nghề tay trái, nghề chính và cũng là niềm đam mê của anh là chuyên gia về xử lý, chế biến rác thải tại công ty G.A.S ở Mannheim.

Năm 2008, trong một lần về Việt Nam, Klaus Rutt tình cờ ăn thử xúc xích Đức bán trên vỉa hè Hà Nội nhưng thấy không đúng với hương vị của quê hương mình. Tự hào có truyền thống gia đình làm nghề sản xuất xúc xích Đức, nên sau khi nếm thử chiếc xúc xích “lai Đức” đó, Klaus Rutt đã nuôi kế hoạch sẽ mang xúc xích Đức “chính hiệu” đến thị trường Việt Nam.

Đầu năm 2012, bất chấp mọi sự phản đối gay gắt từ phía gia đình, Klaus Rutt đã quyết định từ bỏ mọi thứ ở nước Đức để trở lại Việt Nam nhằm thực hiện ước mơ của mình. Nói là làm, Klaus Rutt đã mang toàn bộ máy móc cùng nguyên phụ liệu từ quê hương đến TP.HCM để mở xưởng sản xuất xúc xích Đức theo phương pháp và bí quyết gia truyền. Ông dùng tên con trai mình, Leon - làm tên thương hiệu. Leon King – Vua xúc xích có mặt tại Việt Nam từ ngày đó.

Không ngờ rằng, chỉ trong một thời gian ngắn, Leon King đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người Việt Nam và cả người nước ngoài. Ngay sau đó, “hiện tượng” ông Tây bán xúc xích trên vỉa hè của Klaus Rutt cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. VTV3 và HTV7 đã lần lượt phát sóng câu chuyện của Klaus Rutt thành nhiều tập khác nhau trong các chương trình “Việt Nam trong tim tôi” và “Việt Nam đất nước tôi yêu”. Bởi thế, tên tuổi của Klaus Rutt nhanh chóng được nhiều người khắp nơi biết đến.

Thế nhưng, gần đây một người có tên Tony di‌eter (cũng là người Đức) đã lấy toàn bộ câu chuyện trên của Leon King, thêu dệt thêm một phần của mình vào rồi dùng nó để quảng bá cho quầy bán xúc xích của riêng mình. Klaus Rutt cho biết: “Tony di‌eter từng là người được tôi cưu mang, giúp đỡ và còn dạy cho cách nướng xúc xích. Sau đó anh ta tự mua xúc xích nơi khác rồi đứng ra nướng bán. Điều đó tôi không hề trách móc mà còn ủng hộ. Thế nhưng, việc di‌eter lấy cuộc đời làm nghề sản xuất xúc xích gia truyền của tôi để gán cho mình, nhằm lừa dối mọi người là điều quá tồi tệ. Tôi rất bức xúc vì sự gian dối này!”.

Sự thật về “kẻ giả mạo”!

Klaus Rutt cho biết, trước đây, anh tình cờ làm quen với di‌eter qua mạng xã hội. Được biết di‌eter là người Đức lấy vợ Việt và cũng đang sống ở Sài Gòn nên cũng thường xuyên trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm. “Vào một ngày nọ, di‌eter nhắn tin cho tôi và nói rằng hôn nhân của anh ta đang gặp khủng hoảng, hiện không có chỗ ở rồi khẩn thiết nhờ tôi giúp đỡ. Nghĩ là người đồng hương xa quê, khi gặp hoạn nạn thì mình cũng nên giúp đỡ. Bởi vậy, tôi đã cho di‌eter về ở tạm nhà tôi, sau đó dạy di‌eter nướng và bán xúc xích.

Sau 10 ngày ở nhà tôi học nướng và bán xúc xích, tôi giúp di‌eter mở một tiệm bán xúc xích nhỏ ở Q.7 và lấy xúc xích của tôi về bán. Rồi một ngày kia, di‌eter giả vờ nói đi Đà Lạt chơi và không bán xúc xích nữa. Nhưng anh ta không hề đi Đà Lạt mà ra đường Điện Biên Phủ để bán một loại xúc xích khác với giá rẻ hơn 10.000 đồng. Tôi đã bỏ qua sự việc ấy và không trách móc gì, sau đó di‌eter tự thú nhận là đã mua xúc xích ở một siêu thị ra bán. Điều này không làm tôi buồn, vì nghĩ rằng cuộc sống di‌eter quá khổ, không có nghề nghiệp nên anh ta mới làm thế”, Klaus Rutt tỏ bày.

 

Tony di‌eter được cho là đã "mượn" câu chuyện của Klaus Rutt và biến thành của mình.

Từ đó đến nay, di‌eter vẫn lấy xúc xích từ nơi khác nướng bán. Thế nhưng gần đây, di‌eter đã kể lại một câu chuyện về đời mình rất giống với câu chuyện của Klaus Rutt. “Điều này không những gian xảo mà còn là lừa đảo!” – Klaus Rutt bức xúc. “Dieter đã dùng câu chuyện cuộc đời và truyền thống làm xúc xích của gia đình tôi để gán cho mình nhằm tạo sự tin tưởng nơi khách hàng. Thế nhưng đó là một sự giả mạo không thể chấp nhận được. Qua đây, tôi cũng xin nói với mọi người Việt rằng, nếu muốn thưởng thức món xúc xích Đức chính hiệu thì hãy tìm đúng chỗ mới có thể trải nghiệm được vị Đức đúng nghĩa của nó”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật