Báo Pháp: Trung Quốc sẽ còn làm thay đổi thế giới

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tờ nhật báo kinh tế của Pháp Les Echos mới đây đăng bài phân tích của chuyên gia với hàng tựa đáng chú ý : “Trung Quốc đã và sẽ còn làm thay đổi thế giới“, nhận định về vị thế đang lên của nước này trên trường quốc tế.
Báo Pháp: Trung Quốc sẽ còn làm thay đổi thế giới
Ảnh minh họa

Theo bài viết, từ hơn 20 năm qua, thế giới đã bị thay đổi dưới tác động của ba nhân tố.

Trước tiên là hiện tượng « toàn cầu hóa », mà cụ thể là sự tăng cường trao đổi hàng hóa, thông tin, nhân lực và nguồn vốn.

Thứ hai đó là sự lên ngôi của « thời đại kỹ thuật số », tức là sự phát triển vượt bật của ngành công nghệ truyền thông và nó đã làm thay đổi cách thức liên lạc, mua bán, sản xuất…

Thứ ba đó là sự phát triển mất kiểm soát của lĩnh vực tài chính, cái mà các chuyên gia gọi mà « hiện tượng tài chính hóa », và đã dẫn đến cơn địa chấn kinh tế mà các nước có nền kinh tế phát triển nhất đã phải khổ sở từ năm 2008 đến nay.

Bài viết nhấn mạnh: Thời gian qua, Trung Quốc đã thật sự giữ vai trò trung tâm trong làn sóng « toàn cầu hóa » và « tài chính hóa » đó.

Trong lĩnh vực tài chính, Trung Quốc đã thực hành chính sách « tích tiểu thành đại», tức gom góp tiết kiệm lâu ngày để trở thành nhà giàu.

Thời gian qua, Trung Quốc đã phát triển rất mạnh ngành xuất khẩu và liên tục có thặng dư thương mại với các đối tác. Từ năm 2000, chính phủ Bắc Kinh cũng tăng tốc việc mua trái phiếu ở những thị trường lớn và hiện tại là chủ nợ số một của Mỹ.

Còn trong hồ sơ toàn cầu hóa, vai trò trung tâm của Trung Quốc càng rõ ràng hơn. Nước này được mệnh danh là "Công xưởng của thế giới", là nước số một thế giới về xuất khẩu, chiếm đến 1/8 tổng sản phẩm được bán ra trên thị trường thế giới, tức đã tăng gắp 6 lần so với năm 1990.

Trung Quốc cũng đứng thứ hai về nhập khẩu trên thế giới, và đứng số một nếu chỉ nói về nhập khẩu nguyên liệu như đồng, thép, lúa mạch hay gần đây nhất là dầu hỏa.

Như vậy, mọi thành bại của thị trường Trung Quốc đều ảnh hưởng đáng kể đến toàn thế giới. Trong tương lai, sự ảnh hưởng đáng kể này sẽ được tiếp tục.

Theo bài viết, Trung Quốc sẽ tiếp tục tận dụng sức mạnh tài chính của mình để mua thêm đất ở Châu Phi, mua thêm công ty ở Châu Âu. Trung Quốc sẽ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Châu Á với các thỏa thuận thương mại lớn…

Bài viết kết luận: "Như vậy thì Trung Quốc sẽ tiếp tục quyết định về tương lai của chúng ta cũng như đã từng làm từ một phần tư thế kỷ qua".

Trung Quốc đang lên: Châu Âu làm gì ?

Trong khi Trung Quốc đã thành công nắm giữ vai trò ngày càng lớn trên thế giới, Châu Âu phải làm gì? Góp phần trả lời câu hỏi này, một tờ báo khác của Pháp, tờ Le Figaro đăng bài phân tích của cựu Thủ tướng Pháp, ông Jean-Pierre Raffarin, với dòng tựa: "Chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc và chúng ta".

Tác giả bài viết đánh giá cao chính sách ngoại giao của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình và cho rằng chính sách đó dựa trên ba trụ cột: không xung đột và tránh đối đầu ; tôn trọng độc lập của nhau ; tăng cường mối quan hệ hợp tác cân bằng với các nước lớn. Tác giả cho rằng, chính sách của ông Tập là: Không ngừng đưa ra nhiều ý tưởng mới nhưng vẫn dựa trên truyền thống.

Trong bài viết, tác giả cũng đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách khoanh vùng xung đột của Trung Quốc, tức là tạm gác lại những vấn đề còn bất đồng để tập trung cho tăng trưởng và phát triển. Tác giả nhắc lại sự kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có buổi tiếp chẳng đặng đừng đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi Thượng đỉnh APEC vừa qua.

Tác giả cho rằng, trong mối quan hệ Trung-Nhật, hai bên đã không hề sử dụng biện pháp trừng phạt với nhau, và đây là bài học dành cho các nước phương Tây trong quan hệ với Nga trên hồ sơ Ukraina.

Tác giả nhấn mạnh: "Ngoại giao hiện đại thì mang tính bề ngang hơn hà chiều dọc, tức là nó đa cực. Phải biết chia những trở ngại ra thành từng phần nhỏ để giải quyết chứ không nên chỉ biết có áp đặt biện pháp trừng phạt".

Tác giả kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu không nên chia rẽ như hiện nay, mà phải biết đoàn kết, và đó là điều cần thiết đảm bảo vị thế của Châu Âu trong thế giới đa cực ngày nay.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật