Bật mí quãng đời làm điệp viên của Tổng thống Nga Putin

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời còn làm điệp viên tại Đông Đức, ngoài nhiệm vụ chính lă “đánh cắp“ công nghệ của phương Tây và các bí mật của NATO, ông Putin còn kiêm thêm việc tuyển dụng và rèn luyện nhiều mật vụ mới.
Bật mí quãng đời làm điệp viên của Tổng thống Nga Putin
Ông Putin (ngoài cùng bên phải)

Tổng thống Nga Putin sinh ngày 7.10.1952, là con trai duy nhất trong một gia đình trung lưu tại Leningrad, nay là thành phố St.Petersburg. Ngay từ bé, tổng thống Nga đã bộc lộ cá tính mạnh mẽ và tố chất đặc biệt của mình.

Có một giai thoại về việc ông Putin bày tỏ ước mơ trở thành một điệp viên ngay từ thời niên thiếu là trong một bài văn tiểu học, ông viết:"Lý tưởng của em là làm một điệp viên, cho dù cái tên gọi này chẳng gợi chút cảm tình nào với mọi người trên thế giới nhưng xuất phát từ lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân, em cảm thấy những cống hiến của một điệp viên là hết sức to lớn". Lý tưởng này đã làm thầy giáo của ông Putin khi đó hết sức kinh ngạc.

Năm 1970, ông Putin hiện thực hóa ước mơ trở thành điệp viên bằng cách theo học khoa Luật của trường Đại học Leningrad. Theo một số nguồn tin, khoa luật của Liên Xô thời kỳ này thực chất là lò đào tạo các nhân tài của Cơ quan An ninh Liên Xô (KGB). Bản thân Tổng thống Putin cũng từng thừa nhận, KGB có ý định tuyển dụng ông trước cả khi tốt nghiệp đại học năm 1975.

Sau một vài năm làm việc ở Leningrad, ông Putin được triệu tập tới Moscow vào đầu những năm 1980 để tham gia chương trình đào tạo những điệp viên tinh nhuệ với mục đích là sang Đông Đức.

Năm 1984, ông Putin khi đó đeo lon thiếu tá, 32 tuổi, được  cử sang Cộng hòa Dân chủ Đức, với danh nghĩa là chủ nhiệm Hiệp hội Hữu nghị Xô - Đức, nhưng thực chất là Cố vấn quân sự của KGB phái đến Stasi, cơ quan tình báo của Đông Đức đặt tại Dresden.

 

Ông Putin trong quân phục của Cơ quan An ninh Liên Xô (KGB).

Thời gian này, Đông Đức đang là mối quan tâm chính của Liên Xô với  380.000 quân đóng tại đây. Thủ đô Berlin là trung tâm chiến tranh gián điệp giữa Đông và Tây. Cũng tại đây, hàng nghìn nhân viên KGB ngày ngày gửi báo cáo về tổng chỉ huy đặt tại Karrlshort, bên ngoài Berlin.

Tuy nhiên, cơ quan mật vụ lớn nhất, nắm giữ hồ sơ của hàng nghìn công dân và hàng triệu tài liệu mật lại là Stasi - Cơ quan Tình báo của Cộng hòa Dân chủ Đức. Do Liên Xô và Đông Đức có quan hệ tốt đẹp, KGB thường sử dụng mạng lưới tình báo của Stasi để thu thập những thông tin rồi truyền trực tiếp về Moscow.

 

Ông Putin thời làm gián điệp tại Đông Đức năm 1989.

Tại Dresden, văn phòng của KGB đặt ở số 4 đường Angelikastrasse, con phố nằm đối diện với trụ sở chính của Stasi. Có rất ít thông tin về nhiệm vụ tối mật của ông Putin thời kỳ sang đây làm điệp viên. Theo các chuyên gia tình báo Đức thì nhiệm vụ chính của ông khi sang hoạt động ở Tây Đức là nhằm ăn cắp công nghệ của phương Tây hoặc các bí mật của NATO. Ngoài ra, ông Putin còn kiêm thêm cả nhiệm vụ tuyển mộ và rèn luyện nhiều mật vụ mới với những mục đích không được tiết lộ.

Thiếu tá Putin lúc đó là Tổ trưởng Tổ Tình báo Khoa học Kỹ thuật KGB của trạm Dresden Đông Đức. Được sự hợp tác của Stasi, tổ tình báo của ông Putin hợp tác với các nhân viên đang làm việc nhà máy và xí nghiệp có tên tuổi như IBM hay Siemans, đánh cắp được rất nhiều tin tức tình báo mật về khoa học kỹ thuật.

Ngoài ra, Dresden là một thành phố giáp với biên giới Tây Đức, các nhân viên của Đông và Tây thường xuyên qua lại thường xuyên cũng là ưu thế cho công việc chiêu mộ gián điệp và thu thập tình báo của ông Putin. Có thông tin cho rằng, nhờ sự phối hợp tốt với Stasi, ông Putin nhiều lần được tổng bộ KGB khen thưởng và Stasi trao tặng huân chương.

 

Trước khi trở thành tổng thống, ông Putin là điệp viên kỳ cựu.

Stasi trước đó vẫn coi KGB là bạn. Trong nhiều năm, tổ chức tình báo này giúp các nhận viên KGB có được những bộ hồ sơ giả để che giấu thân phận là điệp viên tại Đông Đức. Tuy nhiên, về sau, Erich Mielk, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Đông Đức muốn hạn chế sự giúp đỡ này dẫn đến sự kiện ngày 29.3.1989, Thiếu tướng Horst Bohm, trưởng chi nhánh ở Dresden của Stasi viết đơn tố giác gửi thẳng cho cho cấp trên của ông Putin là tướng Vladimir Shirokov, lên án việc KGB chiêu mộ tạm thời một số binh sĩ dự bị của quân đội Đông Đức, để làm nhiệm vụ đặc biệt. Nhiều nguồn tin cho hay, vụ việc này có liên quan trực tiếp đến ông Putin.

Về sau, Bohm t‌ּự sá‌ּt một cách lạ lùng, còn một trợ lý của Bohm tiết lộ rằng, lúc đó KGB lấy được kỹ thuật của các quốc gia phương Tây nhờ chiêu mộ được các nhân viên đặc vụ Đông Đức và Stasi lo ngại việc Putin và KGB muốn khai thác thêm các tin tức tình báo quân sự nội bộ của nước này.

Năm 1989 là một bước ngoặt trong đời với Tổng thống Putin sau khi bức tường Berlin sụp đổ, khối Varsava bị giải thể, còn KGB suy sụp. Rời bỏ nước Đức, trở về Leningrad, ông Putin chuyển sang làm trợ lý hiệu trưởng về các vấn đề quốc tế cho Đại học Leningrad, nhưng vẫn âm thầm làm công tác chiêu mộ thêm các sinh viên tiềm năng trở thành điệp viên tình báo cho KGB.

Bản thân ông Putin từng tâm sự với báo chí rằng, ông không muốn leo cao trong KGB vì không muốn chuyển cả gia đình đến Moscow. "Tôi có 2 con nhỏ và cha mẹ đã già. Ở tuổi 80, làm sao tôi lại có thể bắt cha mẹ mình rời bỏ quê hương để lên Moscow sinh sống được?".

Năm 1991, ông Putin xin nghỉ việc ở KGB và bắt đầu bước chân vào con đường chính trị để trở thành một trong những người quyền lực nhất hành tinh. Đến nay, việc Tổng thống Putin đã phát triển được bao nhiêu người trong mạng lưới gián điệp của mình ở Đông Đức, lấy cắp được bao nhiêu tình báo khoa học kỹ thuật, sử dụng phương thức và thủ đoạn gì, khó có ai biết rõ ngoài bản thân ông.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật