Những đứa trẻ “dễ vỡ”

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cha mẹ có con cái trong tuổi thiếu niên thường lo lắng đến mất ăn mất ngủ về những chuyển biến tâm sin‌ּh l‌ּý của trẻ như xuất hiện những thói hư tật xấu, xao lãng việc học, tiêu tiền thiếu suy nghĩ...
Những đứa trẻ “dễ vỡ”
Ảnh minh họa

Hay những vấn đề phát sinh trong đời sống tâm linh. Một trong những mối lo phổ biến nhất là chuyện con cái nảy sinh tình cảm trai gái. Không ít ông bố bà mẹ không biết phải làm sao...

Em Tú, con trai của ông bà Hai đang bước vào độ tuổi 16, học lớp 10. Vì những năm cấp 2 em đều học ở trường gần nhà nên em được ba mẹ “thả” cho đi bộ một mình từ năm 13 tuổi. Tuy có thể tự lo được nhiều việc khiến cha mẹ không phải bận tâm nhưng Tú cũng bắt đầu học nơi bạn bè, sách báo và ti vi nhiều điều mà cha mẹ không biết.

Nay ông bà Hai nhận thấy con trai có nhiều thay đổi. Tú càng lớn thì càng ít trò chuyện với cha mẹ, cũng không đùa giỡn với hai đứa em gái như trước. Em ở trong phòng nhiều giờ, cho việc học, nhưng ông bà Hai để ý thấy em nhiều lúc đăm chiêu, có vẻ lo lắng, thậm chí ngơ ngẩn như người mất hồn. Ông bà nghĩ có thể là do trường mới, bạn mới, thầy cô mới, áp lực của chương trình học năm đầu cấp 3... Nhưng nguyên nhân chính lại là điều mà ông bà không muốn nghĩ đến, đó là Tú đã có bạn gái!

Thật ra, chuyện nam sinh quen nữ sinh trong trường không lạ, vì tuổi thiếu niên là tuổi bắt đầu để ý người khác phái. Nhưng cũng giống nhiều bậc cha mẹ khác, ông bà Hai sợ con vướng vào chu‌yện tìn‌h cảm rồi thì sẽ không lo học hành nên đã nhiều lần cảnh cáo: “Ba má đi làm cực khổ nuôi con ăn học nên con phải lo học cho đến nơi đến chốn rồi mới tính chuyện yêu đương...”.

Vì lời căn dặn của cha mẹ mà Tú giấu hết chu‌yện tìn‌h cảm riêng tư của mình, nhưng em che giấu chỉ là để tránh bị la mắng, bị theo dõi. Từ đó, mối quan hệ giữa Tú và ba mẹ ngày càng có nhiều xung đột, bất đồng.

Cần nói thêm sự xa lánh của con cái tuổi thiếu niên đối với cha mẹ diễn ra khá phổ biến là còn bởi trong nhiều gia đình thời nay, cha mẹ với con cái quá thiếu thời gian tâm sự với nhau. Nhiều bậc cha mẹ đi làm từ sáng đến tối, con cái họ cũng phải học hành từ sáng tới khuya. Em Thanh Hương, 12 tuổi, từng nói với bác sĩ tâm lý: “Tôi có rất ít thời gian để nói chuyện với ba mẹ nên những chuyện không quan trọng tôi đều giữ lại. Khi có chuyện buồn, tôi thường tự giải quyết vì gia đình dạy tôi tự lập từ nhỏ...”. Em cũng cho biết nhiều lần bị ba mẹ cấm đoán quá khắt khe, em đã nghĩ đến chuyện t‌ּự t‌ּử, chỉ là chưa thực hiện. Theo em, các bạn học sinh t‌ּự t‌ּử là do thiếu sự quan tâm của gia đình và nhà trường giữa lúc các em có những thay đổi trong suy nghĩ, rất cần sự chỉ bảo đúng đắn.

Phải nói thật là có những ông bố bà mẹ không muốn lắng nghe con cái, hoặc khi nghe thấy những điều không như ý thì lập tức cấm đoán, phê phán. Trong hoàn cảnh như vậy, khi có sự cố xảy ra, các em thường tự tìm cách giải quyết mà không có sự hướng dẫn của người lớn và đó có thể là những quyết định sai lầm, đáng tiếc.

Nguyên nhân từ bên ngoài

1. Ảnh hưởng của nền đạo đức luân lý chung trong xã hội

Khác hẳn ngày trước, ngày nay, đa số các bậc phụ huynh dễ dãi và cởi mở hơn về vấn đề tình cảm nam nữ và tìn‌ּh dụ‌ּc, thậm chí nhiều người hạ thấp các giá trị đạo đức. Những vấn đề tìn‌ּh dụ‌ּc không chỉ được bàn đến theo cách riêng tư, kín đáo mà được nói ở nơi công cộng. Con em chúng ta vì thế đã nghe và biết trước tuổi.

2. Ảnh hưởng của gia đình

Nhiều người ngày nay thay vợ đổi chồng một cách dễ dàng, khiến con cái không có một mẫu mực tốt đẹp để noi theo, thiếu sự chăm sóc hướng dẫn khi phải đương đầu với cám dỗ. Các em vì thế cũng chạy theo lối sống buông thả. Người ta cho biết hầu hết những em thiếu niên có đời sống phóng túng là những em lớn lên trong gia đình đổ vỡ, thiếu cha thiếu mẹ, hoặc cha mẹ có đời sống không nghiêm chỉnh.

3. Ảnh hưởng của phim ảnh và sách báo “người lớn”

Với sự phổ biến và lan tràn của phim ảnh và sách báo “người lớn”, ngày nay, con em chúng ta biết rất sớm và rất nhiều chuyện trong vấn đề tình yêu nam nữ và tìn‌ּh dụ‌ּc. Chúng cũng khơi gợi sự tò mò và sự tập trung chú ý của các em đến những vấn đề này. Điều đáng lo ngại là nhiều người cho đến giờ vẫn cho con cái xem ti vi vô giới hạn, thậm chí dùng ti vi làm “người giữ em” cho mình.

Khi cái gì được xem thấy, nhìn thấy nhiều quá, nó sẽ in sâu trong tâm trí, sẽ trở nên bình thường, và trẻ em sẽ dễ dàng làm y như vậy khi cơ hội đến.

4. Ảnh hưởng và áp lực của bạn bè

Thời nào cũng vậy, thông thường, người trẻ tuổi thiếu niên khi gặp nhau sẽ dành khá nhiều thời gian để nói chuyện nam nữ, như chuyện ai đi với ai, ai đang thầm yêu trộm nhớ ai. Tuy nhiên, người trẻ ngày nay bàn về vấn đề này với một thái độ khác, các em không nói đến thứ tình yêu thơ mộng mà nói đến tìn‌ּh dụ‌ּc, vật chất nhiều hơn.

Ngày càng có nhiều em muốn thử nghiệm tìn‌ּh dụ‌ּc để chứng tỏ mình trưởng thành hơn, thành công hơn bạn bè nên vấn đề này trở thành áp lực chung cho lứa tuổi thiếu niên: em nào “không biết gì” có thể bị xem là “cù lần”, thậm chí không được bạn bè chấp nhận.

Nguyên nhân từ bên trong

1. Những phát triển trong c‌ơ th‌ể

Sự phát triển của c‌ơ th‌ể ở độ tuổi thiếu niên, hormone gia tăng khiến các em bị kíc‌h thí‌ch nhiều về sin‌ּh l‌ּý và để ý nhiều hơn về vấn đề tình dục. Ngày nay, thiếu niên có sự phát triển về sin‌ּh l‌ּý sớm hơn, dẫn đến nhu cầu yêu đương sớm hơn.

2. Không thỏ‌a mã‌n với tình yêu của cha mẹ

Nếu cha mẹ không gần gũi con cái, có sự quản lý quá khắt khe, các em sẽ cảm thấy thiếu tình thương và sẽ đi tìm tình thương yêu nơi bạn bè, thường là nơi người bạn khác phái.

Khi con em chúng ta lớn lên, hướng tình cảm về người khác phái là điều tự nhiên nhưng những ảnh hưởng nêu trên dẫn đến khuynh hướng yêu đương quá sớm. Khi yêu, các em dễ bị lôi cuốn vào quan hệ thân xác, do đó, dễ gặp nguy hiểm và thất vọng nhiều hơn. Và vì còn dại khờ, mù quáng, các em dễ có những quyết định thiếu khôn ngoan, dẫn đến phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ.

Cha mẹ nên làm gì?

Phản ứng chung của cha mẹ khi biết con còn nhỏ mà đã có bạn trai bạn gái là la mắng và ngăn cấm. Nhưng dù bị ngăn cấm, nhiều em không chấm dứt tình yêu mà chuyển sang lén lút, khi ấy, cha mẹ càng khó kiểm soát hơn.

Lời khuyên cho các bậc cha mẹ trong hoàn cảnh này là đừng ngăn cấm mà hãy bình tĩnh, kiên nhẫn dành thời gian nói chuyện, giải thích cho con cái hiểu về tình yêu trai gái cùng những lưu ý cẩn trọng cần thiết.

Rất nên gặp mặt người bạn của con để biết đó là ai. Và nếu được, liên lạc với cha mẹ em đó, hai gia đình hỗ trợ nhau hướng dẫn, bảo vệ con cái.

Nếu cha mẹ xem vấn đề nhẹ nhàng, cư xử theo cách nhẹ nhàng thì các em cũng sẽ không xem đó là chuyện quan trọng nhất đời. Khi cha mẹ tỏ ra cởi mở, thông cảm (dù trong lòng rất lo lắng), con cái sẽ không che giấu và chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để giúp con.

Trong trường hợp con cái đã lỡ có con với nhau, các bậc phụ huynh không nên đổ lỗi cho nhau hoặc trốn tránh trách nhiệm mà nên bàn thảo giải quyết vấn đề theo cách tốt đẹp, không gây đau khổ cho con.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật