Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 24 - 28/11/2014

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chiến lược đầu tư và Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 24 - 28/11/2014
Ảnh minh họa

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Phân tích Xu hướng và Dao động giá

VN-Index – SMA200 liên tục được test lại. VN-Index điều chỉnh khá mạnh trong tuần qua. Điều này cho thấy nguy cơ giảm sâu đang khá lớn. Bên cạnh đó, VN-Index vẫn còn nằm bên dưới đường neckline (vùng 602 – 604 điểm) của mẫu hình Head & Shoulders dạng phức tạp nên rủi ro giảm về vùng 550 – 560 điểm vẫn còn.

Chỉ báo MACD điều chỉnh sau khi cho tín hiệu bán vào giữa tuần. Chỉ báo này vẫn chưa vượt qua được ngưỡng 0 nên xu hướng thị trường chưa thực sự tích cực. Bên cạnh đó, hai đường +DI và -DI của Directional Movement System đang có khoảng cách khá lớn nên khó có thể cho tín hiệu mua trở lại trong ngắn hạn.

Khối lượng khớp lệnh duy trì mức cao và ở bên trên mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 121 triệu đơn vị) chứng tỏ lực cầu bắt đáy đang khá mạnh.

Đường SMA200 (vùng 586 – 590 điểm) đã hỗ trợ rất tốt cho VN-Index. Nếu SMA200 trụ vững thì xu hướng tăng trưởng dài hạn sẽ tiếp tục được duy trì. Còn nếu kịch bản phá vỡ xảy ra thì nhà đầu tư cần thận trọng.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Phân tích Xu hướng và Dao động giá

VN-Index – SMA200 liên tục được test lại. VN-Index điều chỉnh khá mạnh trong tuần qua. Điều này cho thấy nguy cơ giảm sâu đang khá lớn. Bên cạnh đó, VN-Index vẫn còn nằm bên dưới đường neckline (vùng 602 – 604 điểm) của mẫu hình Head & Shoulders dạng phức tạp nên rủi ro giảm về vùng 550 – 560 điểm vẫn còn.

Chỉ báo MACD điều chỉnh sau khi cho tín hiệu bán vào giữa tuần. Chỉ báo này vẫn chưa vượt qua được ngưỡng 0 nên xu hướng thị trường chưa thực sự tích cực. Bên cạnh đó, hai đường +DI và -DI của Directional Movement System đang có khoảng cách khá lớn nên khó có thể cho tín hiệu mua trở lại trong ngắn hạn.

Khối lượng khớp lệnh duy trì mức cao và ở bên trên mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 121 triệu đơn vị) chứng tỏ lực cầu bắt đáy đang khá mạnh.

Đường SMA200 (vùng 586 – 590 điểm) đã hỗ trợ rất tốt cho VN-Index. Nếu SMA200 trụ vững thì xu hướng tăng trưởng dài hạn sẽ tiếp tục được duy trì. Còn nếu kịch bản phá vỡ xảy ra thì nhà đầu tư cần thận trọng.

HNX-Index – Chỉ báo Stochastic Oscillator sắp rơi khỏi vùng overbought. Đường middle của Bollinger Bands (vùng 88 – 88.5 điểm) tiếp tục đóng vai trò hỗ trợ tốt khi HNX-Index sụt giảm trong tuần qua. Điểm đáng lưu ý là HNX-Index vẫn chưa phục hồi trở lại sau khi về gần ngưỡng này mà đang có dấu hiệu đi ngang.

Khối lượng tăng trong ngắn hạn và vượt lên trên mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 65 triệu đơn vị) cho thấy lực cầu khá mạnh. Nếu trạng thái này vẫn duy trì cho đến đầu tuần sau thì đã giảm của HNX-Index có thể sẽ chững lại.

Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán trong vùng overbought và đang lao dốc mạnh nên rủi ro vẫn còn khá lớn. Nếu chỉ báo này rơi khỏi vùng overbought trong những phiên đầu tuần sau thì cần thận trọng trở lại.

Phân tích Market Strength

VS-Arms VN duy trì mức thấp trong phiên giao dịch ngày 21/11/2014 cho thấy bên mua chiếm ưu thế. EMA 5 ngày của VS-Arms VN đang đứng ở mức 0.73 cho thấy bên mua chiếm ưu thế trong 5 phiên vừa qua.

VS-LBR VN đạt 0.87 trong phiên giao dịch ngày 21/11/2014 cho thấy nhà đầu tư lớn tham gia mạnh trong phiên này. EMA 5 ngày đang đứng ở mức 0.81 cho thấy nhà đầu tư lớn tham gia mạnh vào thị trường trong ngắn hạn.

 

Phân tích Dòng tiền

Biến động của dòng tiền thông minh: VS-NVI VN tiếp tục duy trì bên trên EMA 5 ngày. Điều này cho thấy dòng tiền thông minh vẫn còn bơm vào thị trường trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, VS-NVI VN đã vượt lên trên EMA 20 ngày nên nguy cơ đảo ngược xu hướng dài hạn là không cao.

Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại tiếp tục bán ròng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 21/11/2014. Đường EMA 5 ngày của NetValForVN đang ở sâu bên dưới đường 0.

Tình trạng này đã kéo dài nhiều phiên liên tiếp nên nhà đầu tư cần thận trọng nếu tình trạng bán ròng vẫn tiếp diễn trong các phiên tới.

II. CHIẾN LƯỢC DANH MỤC ĐẦU TƯ

Chiến lược trading cho từng trạng thái danh mục

Danh mục Tỷ trọng tiền mặt cao (trên 70%): Nhà đầu tư có thể tạm ngưng mua mạnh trong các phiên giằng co, điều chỉnh để chờ xu hướng rõ nét hơn.

Danh mục Tỷ trọng cổ phiếu cao (trên 70%): Nhà đầu tư đến lúc này vẫn còn tỷ trọng cổ phiếu cao cần bán ra bớt vì rủi ro ngắn hạn là khá cao do các chỉ số thị trường đều đang test lại các vùng kháng cự mạnh.

Danh mục Tỷ trọng cân bằng: Việc mua mạnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu có thể tạm ngưng mà chỉ nên tái cơ cấu lại các cổ phiếu trong danh mục nếu có xuất hiện các phiên điều chỉnh trong thời gian tới.

Chiến lược đề xuất bởi Mô hình định lượng

Cần lưu ý rằng Mô hình này được thiết lập để sử dụng cho trading ngắn hạn (theo chu kỳ từ T5 trở xuống).

HNX: Tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HNX hiện nay là: 89.52% cash/ 10.48% stocks.

Tỷ trọng cổ phiếu trên HNX tiếp tục duy trì mức rất thấp trong phiên ngày 21/11, cho thấy quan điểm thận trọng của mô hình. Mô hình biến động khá mạnh và thường xuyên cho tín hiệu trái chiều trong giai đoạn gần đây cho thấy diễn biến phức tạp của HNX-Index.

HOSE: Mô hình Định lượng của chúng tôi đưa ra tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HOSE là: 62.5% cash/ 37.5% stocks.

Tỷ trọng cổ phiếu trên HOSE có tăng nhẹ nhưng vẫn đang đứng ở mức thấp trong phiên ngày 21/11. Do VN-Index đã tăng khá nhiều phiên trong ngắn hạn nên việc mô hình thận trọng trở lại là khá hợp lý.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật