Lấy ý kiến nhân dân trong quản lý đất đai còn hình thức, chưa thực tâm

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo GS-TS Đặng Hùng Võ, tư duy bao cấp, chưa thực sự xem trọng ý kiến người dân, ngại tốn kém mất thời gian và lợi ích nhóm là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Lấy ý kiến nhân dân trong quản lý đất đai còn hình thức, chưa thực tâm
GS-TS Đặng Hùng Võ phát biểu tại buổi tọa đàm về sự tham gia của người dân vào giám sát quản lý đất đai.

Lập quy hoạch, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định là ba khu vực cần lấy ý kiến và đạt được sự đồng thuận của người dân. Sự tham gia của người dân là cốt lõi của thể chế quản trị công. Tuy nhiên thực tế thì việc thực hiện còn hình thức, chưa thực tâm.

Đó là nhận định của GS.TS Đặng Hùng Võ tại buổi tọa đàm “Sự tham gia của người dân vào giám sát, quản lý đất đai” do Liên minh đất đai (viết tắt là LANDA) tổ chức ngày 22-11.

Theo GS Võ, mặc dù Luật Đất đai quy định phải lấy ý kiến người dân trong công tác quản lý đất đai như lập quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư nhưng thực tế các địa phương chỉ dừng ở mức “lấy ý kiến và hứa sẽ tổng hợp báo cáo”. Ít khi kết quả này có thể thay đổi hoặc đảo ngược được tình thế dù đó là nguyện vọng của số đông người dân.

“Luật Đất đai 2013 đã thiếu quy định cụ thể tỷ lệ đồng thuận khi người dân tham gia. Chẳng hạn quy hoạch phải được 2/3 người dân bị ảnh hưởng đồng tình. Ở các nước như Hàn Quốc các tỷ lệ đồng thuận được quy định rất rõ trong từng vấn đề khi ảnh hưởng đến số đông người dân”, ông dẫn chứng.

Theo ông Võ, người dân chỉ có thể được bảo đảm quyền tham gia, lấy ý kiến trong các quyết sách liên quan đến quyền lợi của mình khi thông tin được công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý nhà nước là bắt buộc. Cách thức lấy ý kiến cũng phải có hướng dẫn cụ thể như lấy ý kiến ai, tỷ lệ đồng thuận là bao nhiêu.

“Nguyên tắc lấy ý kiến là tại cấp xã. Còn quận huyện có trách nhiệm công khai thông tin, tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp. Chính quyền phải chuẩn bị tốt tài liệu sao cho phù hợp trình độ dân địa phương một cách dễ hiểu nhất”, ông góp ý và đồng thời đề xuất thêm một cách thức là động viên sự tham gia của các tổ chức xã hội, báo chí như một kênh đại diện hỗ trợ người dân.

Tại buổi tọa đàm, đại diện Trung tâm Nghiên cứu kiến thức bản địa và Phát triền và Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình chia sẻ kinh nghiệm và kết quả của dự án mô hình tăng cường giám sát vào quản lý đất đai thông qua đồng thuận của dân do các tổ chức này thí điểm tại một số xã và huyện tỉnh Quảng Bình và Hòa Bình.

“Như GS Võ nói, mặc dù ủng hộ về chủ trương nhưng vẫn có tâm lý e ngại, sợ tốn kém của cơ quan quản lý nhà nước khi người dân tham gia góp ý, giám sát vào công tác lập quy hoạch quản lý sử dụng đất. Tư tưởng áp đặt của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn tồn tại”, đại diện Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình chia sẻ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật