Đọ tài sản Phạm Nhật Vượng và tỷ phú ‘đế chế tỷ đô’: Những con số bất ngờ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong khi tỷ phú Thái Lan Dhanin Chearavanant đang “ăn nên làm ra” trên đất Việt thì có vẻ như tài sản của người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, ông Phạm Nhật Vượng lại có nguy cơ sụt giảm, dù năm 2014 vẫn là năm của ông Vượng khi Vingroup tăng trưởng không ngừng và liên tục tung ra tin “khủng”.
Đọ tài sản Phạm Nhật Vượng và tỷ phú ‘đế chế tỷ đô’: Những con số bất ngờ
Ảnh minh họa

Tỷ phú Thái Dhanin Chearavanant và đế chế tỷ đô trên đất Việt

Ông Charoen Sirivadhanabhakdi - Chủ tịch Fraser & Neave Dairy Investments Pte Ltd và nhiều công ty khác sinh năm 1944, là người gốc Quảng Đông, Trung Quốc. Trong bảng xếp hạng của Forbes hồi tháng 6, ông là người giàu thứ ba Thái Lan với tổng tài sản 11,3 tỷ USD.

Ông hiện chung sống với vợ và 5 người con. Charoen Sirivadhanabhakdi có một tuổi thơ khá vất vả. Là con thứ 6 trong một gia đình bán hàng rong với tổng cộng 11 anh chị em, ông phải bỏ học từ năm 9 tuổi để tìm kế sinh nhai. Tuy nhiên, trên con đường lập nghiệp của mình, ông đã được nhiều đại học, học viện trao tặng bằng tiến sĩ danh dự. Đồng thời được Hoàng gia Thái Lan nhiều lần vinh danh.

Dưới “đế chế” của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi có 3 cái tên lớn nhất là là ThaiBev hoạt động trong lĩnh vực đồ uống, Berli Jucker (BJC) hoạt động đa ngành và TCC Land trong lĩnh vực bất động sản. Trong đó, ThaiBev được coi là nhà sản xuất bia lớn nhất tại Thái Lan do chính tỷ phú Charoen sáng lập.

Còn BJC là tập đoàn đầu tư phân phối, tiếp thị và sản xuất có giá trị vốn hóa khoảng 90 tỷ Baht, tương đương 2,8 tỷ USD). Với 5 mảng kinh doanh chính, trong đó chủ yếu là kinh doanh đóng chai. Năm 2013, doanh thu của BJC khoảng 1,3 tỷ USD.

Ông đang là chủ tịch điều hành của nhiều công ty và tập đoàn lớn ở khắp nơi trên thế giới. Charoen Sirivadhanabhakdi cũng sở hữu nhiều bất động sản có giá trị khổng lồ Pantip Plaza ở Bangkok (Thái Lan), Khách sạn Plaza Athenee tại Manhattan (Mỹ), cùng hàng loạt chuỗi nhà hàng - khách sạn nổi tiếng khác ở Mỹ, Úc và châu Á.

Tại châu Á, ông được biết đến như nhà tài phiệt sở hữu nhiều tòa nhà bán lẻ, thương mại và dân cư, đặc biệt ở Thái Lan và Singapore.

Con trai ông, Panote Sirivadhanabhakdi, đang nắm vai trò quan trọng trong ủy ban điều hành hội đồng quản trị Fraser & Neave Ltd (F&N). Thapana Sirivadhanabhakdi, một người con trai khác của ông, đang giữ chức giám đốc điều hành ThaiBev. Cô con gái Wallapa thì nắm trong tay tập đoàn TCC Land. Các tập đoàn này đều do tỉ phú Charoen giữ vai trò chủ tịch.

Tại Việt Nam, BJC đã xuất hiện từ khá lâu và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chai thủy tinh, lon đựng đồ uống. Ngoài ra, BJC còn có một nhà máy sản xuất giấy vệ sinh Cellox và dây chuyền sản xuất đậu phụ ICHIBAN.

Trước đó vào năm 2013, BJC đã mua lại cổ phần của đối tác nhật trong chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart và đổi tên thành B’smart với tổng cộng 94 cửa hàng trên khắp cả nước. Đến nay, hàng Thái Lan tại chuỗi siêu thị này đã chiếm tới 70%.

BJC còn đánh dấu sự hiện diện của mình tại khi lập ra 2 công ty con là Thai Corp ở phía Nam và Thái An ở miền Bắc chuyên về lĩnh vực phân phối.

TTC Land của tỷ phú Thái cũng có hoạt động tại Việt Nam khi nắm giữ 65% cổ phần của Khách sạn 5 sao Melia Hà Nội.

Mới đây, Tập đoàn này còn đề xuất xin được mua cổ phần của Bia Sài Gòn ở mức 40 nghìn tỷ. Trước đó, tỷ phú Charoen đã chi 1.800 tỷ đồng mua 11% cổ phần của Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) thông qua công ty con là F&N Dairy Investments - có trụ sở tại Singapore.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Tỷ phú đô la giàu nhất sàn chứng khoán Việt

Theo thống kê trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes cập nhật vào cuối tháng 10/2014, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng chỉ còn 1,5 tỷ USD, mức tương đương với thời điểm vị này lần đầu được công nhận là tỷ phú thế giới vào tháng 3/2013, và giảm hơn 200 triệu USD (khoảng 4.000 tỷ đồng) so với một tháng trước.

Như vậy, sau hơn một năm rưỡi, vị trí của ông Vượng đã giảm mạnh, từ 974 xuống 1.181, lùi 200 bậc trên bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới. Forbes hiện vẫn chỉ công nhận ông chủ Vingroup là người Việt duy nhất lọt vào danh sách tỷ phú, dù theo báo cáo “Billionaire Census 2014” của Wealth-X và UBS (ngân hàng Thụy Sĩ) công bố vào giữa tháng 9 vừa qua, Việt Nam hiện có 2 tỷ phú, với tổng tài sản khoảng 3 tỷ USD.

Chủ tịch Vingroup hiện vẫn nắm khoảng 30,16% cổ phần của tập đoàn, với giá trị thị trường xấp xỉ 20.000 tỷ đồng. Ngày 7/10 vừa qua, tập đoàn Vingroup đã niêm yết bổ sung hơn 1,3 triệu cổ phiếu vốn được phát hành cho cổ đông do thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi quốc tế thành cổ phần.

Đến nay, Vingroup vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý III của tập đoàn. Ngay trong những ngày đầu tháng 10 vừa qua, tập đoàn này đã chính thức công bố việc mua lại thành công 70% cổ phần của Ocean Retail, đồng thời sở hữu luôn thương hiệu Ocean Mart. Ocean Retail khi về Vingroup được đổi tên thành công ty cổ phần Siêu thị VinMart. Hai bên không công bố về giá trị của thương vụ này.

Trước đó, trong báo cáo “Billionaire Census 2014” của Wealth-X và UBS (ngân hàng Thụy Sĩ), Việt Nam hiện có 2 tỷ phú với tổng tài sản khoảng 3 tỷ USD. Còn trong báo cáo của thịnh vượng 2014 của Knight Frank, thuộc WB, giới siêu giàu ở Việt Nam (có tổng tài sản trên 30 triệu USD) sẽ nhanh chóng tăng từ mức 110 người (theo báo cáo năm 2013) lên gần 300 người, tức là tăng 166%. Cũng theo báo cáo này, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia bùng nổ về số lượng triệu phú trong thập kỷ tới, dù với sự phát triển của ngành công nghệ, thế giới cũng sẽ nhanh chóng đón thêm vài chục ngàn người gia nhập danh sách siêu giàu.

Với thông tin này, giới chuyên gia và dư luận gần như chắc chắn rằng, một trong hai tỷ phú USD siêu giàu do ngân hàng Thụy Sĩ bình chọn đã nằm trong tay vị chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật