Dị tật thai nhi: Cố sinh con, mẹ có tội?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện dị tật thai nhi thì nên bỏ. Bởi, khi cố sinh đứa trẻ ra đời lúc đó mình sẽ cảm thấy có tội hơn là để cho thai nhi được hóa kiếp.
Dị tật thai nhi: Cố sinh con, mẹ có tội?
Nhiều bà mẹ rất khó quyết định nên giữ hay nên bỏ khi thai nhi bị dị tật. Trong ảnh: Khuyết tật khèo chân/Nguồn ảnh: BV Phụ sản Hà Nội.

Dị tật thai nhi là điều không một ông bố, bà mẹ nào mong muốn. Tuy nhiên, có thể là do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan nào đó, thai nhi vẫn bị ảnh hưởng và dẫn đến dị tật.

Nên bỏ thai khi phát hiện dị tật

BS Lê Thị Kim Dung - Trưởng khoa Sản, Trung Tâm y tế Thái Hà (Hà Nội) cho biết, hiện nay dị tật thai nhi phổ biến nhất là dị tật hệ thống thần kinh, không có sọ, nứt ống sống, dị tật tim, tiêu hóa…

BS Lê Thị Kim Dung đang chuẩn bị siêu âm cho một thai phụ 12 tuần tuổi để phát hiện dị tật

"Qua quá trình khám và chẩn đoán thai nhi cho các sản phụ, đa số khi phát hiện thấy có dị thật thai nhi, các bà mẹ Việt Nam đều tự nguyện bỏ thai. Tuy nhiên, có không ít trường hợp vì không tin đó là sự thật hoặc do tình yêu đối với con quá lớn nên đã cố giữ lại và để đứa bé chào đời", BS Dung nhận định.

BS Dung cho biết, có nhiều bà mẹ khi mang thai lần đầu bị dị tật, điều này sẽ ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các thai phụ, nhất là khi phải bỏ đứa con trong bụng.

"Không phải nói đâu xa, ngay nhân viên chỗ tôi cũng phải bỏ thai vì mắc rubella. Lúc đầu xét nghiệm chưa thấy có dị tật gì, nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo là nên bỏ. Lúc đó, cô nhân viên này như bị phát điên thậm chí là cả người nhà cũng cho rằng, biết đâu ăn may không bị gì. Nhưng cuối cùng, sau khi nghe các bác sĩ tư vấn, gia đình vẫn quyết định bỏ", BS Dung kể.

Theo BS Dung, việc nuôi một đứa bé dị tật bao giờ cũng vất vả cho bản thân gia đình và xã hội. Bởi vậy, khi phát hiện thai bị dị tật thì các bà mẹ phải hiểu rằng mình không đủ kiên nhẫn để nuôi dưỡng, chăm sóc một đứa trẻ bị dị tật nặng. Lúc đó mình sẽ cảm thấy có tội hơn là để cho thai nhi được hóa kiếp.

Có không ít trường hợp, người mẹ vì tình yêu, dẫu người con thế nào vẫn sinh ra và yêu thương chăm sóc. Điều đó là vô cùng đáng trân trọng. Nhưng các bà mẹ phải hiểu một thực tế rằng, đứa trẻ ra đời rồi có thể làm được gì cho bản thân, cho gia đình chứ chưa nói đến là xã hội.

Ví dụ như một đứa trẻ bị mắc bệnh Đao từ trong bụng mẹ, nhưng vẫn cố sinh đứa trẻ ra đời, điều đó chỉ làm cho đứa trẻ khổ hơn chứ không phải là mang những điều tốt đẹp đến cho con trẻ.

Khuyết tật nào thai nhi hay mắc phải nhất?

Theo TS dịch tễ học sinh sản Nguyễn Công Nghĩa, một trẻ sơ sinh có thể mắc một hay nhiều khuyết tật. Khuyết tật bẩm sinh có thể được phát hiện sớm trong khi mang thai, hay lúc sinh, hoặc thậm chí nhiều năm sau sinh. Khuyết tật bẩm sinh có thể gây ra thay đổi bề ngoài của trẻ, hay ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng.

Các khuyết tật được phát sinh bởi một lỗi trong quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan chức năng như tim, thận, gan, não, ống tủy sống, xương, cơ, hệ nội tiết hay tiêu hóa. Phần lớn các khuyết tật bẩm sinh xảy ra trong thời kỳ 3 tháng đầu thai nghén. Một số khuyết tật bẩm sinh nặng có thể gây t‌ử von‌g cho trẻ ngay khi sinh, nhưng một số khác có thể điều trị được hoặc trẻ có thể chung sống đến hết đời.

Hiện có khoảng 300 khuyết tật được phát hiện. Trong ảnh: Khuyết tật khe hở ống sống (khuyết tật ống thần kinh)

Hiện có tới 3000 khuyết tật bẩm sinh khác nhau được phát hiện. Trong đó, có 3 nhóm lớn chính là: khuyết tật cấu trúc, khuyết tật di truyền, và các khuyết tật gây ra bởi nhiễm khuẩn hay các yếu tố độc hại từ môi trường. Nhiều khuyết tật bẩm sinh thuộc về 1 hay 2 nhóm.

Trong đó, khuyết tật cấu trúc là trường hợp khuyết tật hoặc biến dạng bất thường bởi một hay nhiều bộ phận c‌ơ th‌ể. Điển hình thường gặp của khuyết tật cấu trúc là khuyết tật ống thần kinh, có tỷ lệ 1 trên 350 thai nhi. Khuyết tật ống thần kinh gây ra bởi sự đóng không toàn vẹn của ống sống hay não bộ. Thường gặp hơn nữa trong khuyết tật cấu trúc là các khuyết tật tim với tỷ lệ 1 trên 125 thai nhi.

Còn khuyết tật di truyền (rối loạn nhiễm sắc thể) là khuyết tật gây ra bởi những lỗi của một hay nhiều gen di truyền được thừa hưởng từ , hoặc bởi mất đoạn, thay đổi cấu trúc, hay thêm nhiễm sắc thể, hoặc bởi đa yếu tố phối hợp. Trong các rối loạn nhiễm sắc thể, thường gặp nhất là hội chứng Down (bệnh Đao).

Cuối cùng là nhóm khuyết tật do nhiễm khuẩn hay các yếu tố độc hại, nhóm khuyết tật này là do khi bà mẹ mang thai nghiện rượu, hay một số thuốc dùng khi mang thai có thể gây ra khuyết tật thai nhi.

Hoặc tiếp xúc thường xuyên với nồng độ cao một số hó‌a chấ‌t độc hại như thủy ngân, chì, phóng xạ cũng có thể gây ra dị tật. Ở Việt Nam, tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu, hay dioxin cũng là nhũng nguyên nhân nghi ngờ liên quan đến khuyết tật.

Phụ nữ tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản. Ảnh: Internet.

Để tránh những khuyết tật đáng tiếc đối với thai nhi, các bác sĩ khuyến cáo, nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trước và trong khi mang thai. Đặc biệt là việc làm các xét nghiệm tầm soát để chỉ ra nguy cơ và làm các xét nghiệm chẩn đoán sẽ được tiến hành để xác định.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật