Nga lộ bí mật quân sự khi biểu dương sức mạnh ?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nga lộ bí mật quân sự với các cuộc tập trận rầm rộ, máy bay Nga bay vào không phận NATO, khiến các nước châu Âu sợ đến độ phải củng cố quân đội, theo Bloomberg.
Nga lộ bí mật quân sự khi biểu dương sức mạnh ?
Máy bay do thám Nga (trái)

Báo cáo của tổ chức nghiên cứu an ninh European Leadership Network (ELN, ở Anh) nói các vụ này là “bức tranh hỗn loạn về sự vi phạm không phận quốc gia, tạo ra các tình huống khẩn cấp, tránh được những vụ va chạm giữa trời vào phút chót”.

Nhưng các hoạt động của Nga cũng có lợi cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương (NATO) gồm 28 nước thành viên. Tướng Philip Breedlove chỉ huy NATO nói ngảy 19.11 tại Tallinn:

"Rõ ràng mỗi khi chúng ta liên lạc với quân đội Nga, là mỗi lần chúng ta thấy chiến thuật và cách họ triển khai, và chúng ta biết được nhiều về họ. Các hoạt động này thường xuyên hơn và đôi khi tầm cỡ hoạt động của họ lớn hơn”.

“Theo dõi các cuộc tập trận và máy bay Nga bay dọc không phận NATO hoặc của Phần Lan và Thụy Điển (hai nước không gia nhập NATO) đang giúp thu thập được tin tình báo về chỉ-huy-kiểm soát, liên lạc và chiến thuật của Nga”, theo ông Lukasz Kulesa, giám đốc nghiên cứu của ELN và là cựu phó chỉ huy Cục an ninh Ba Lan (có nhiệm vụ tư vấn cho tổng thống Ba Lan).

Ông nói tiếp: “Một chuyến bay của Nga vào các vùng biển Baltic, Biển Bắc và Biển Đen cũng cho chúng ta biết về khả năng quân sự của Nga. Nó giúp chúng ta hiểu tốt hơn về sự sẵn sàng và khả năng của Nga trong việc thực hiện nhiều cuộc triển khai quân sự phức tạp hơn”.
Nhận định Nga lộ bí mật quân sự này vào  thời điểm đang có một cuộc đối đầu ngày càng nghiêm trọng,  đang buộc châu Âu và Mỹ chống Nga về chuyện Ukraine, trong cuộc khủng hoảng lớn nhất từ khi  chiến tranh Lạnh kết thúc chiến tranh Lạnh hồi 25 năm trước.

Ngày 20.11, Tổng thư ký NATO  Jens Stoltenberg nói máy bay NATO đã phải bay chặn 400 lần trong năm nay, để phản ứng với Nga tăng hoạt động không quân quanh châu Âu, tức tăng 50 % so với năm ngoái.

Ông còn nói các hoạt động này đe dọa hoạt động hàng không dân dụng. Nhưng ông cũng nói rõ các chuyến bay của Nga bay sát không phận NATO, “chỉ có vài vụ vi phạm”.

Ngay cả Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, người luôn ủng hộ ,một cuộc đối thoại, ngày 18.11 nói sau một chuyến con thoi ngoại giao giữa Kiev và Moscow, rằng ông không thấy có nhiều lý do để lạc quan.

Giám đốc Karl-Heinz Kamp của Học viện chính sách của chính phủ Đức, nói: Việc Nga tăng nhanh số quân từ 20.000 lên 40.000 lính ở biên giới giáp Ukraine làm NATO “sợ hết hồn”.

Nga hiện đang đầu tư mạnh cho quân đội, tăng chi 50 % kể từ năm 2005 trong khi NATO giảm chi quân sự 20 %.

Đó là lý do Mỹ kêu gọi các đồng minh châu Âu tăng chi, khi NATO  cần phải lo phòng thủ miền đông đề phòng Nga. Mỹ đã gánh 2/3 khoản chi cho liên minh quân sự này.

Sau cuộc họp thượng đỉnh đầu tháng 9, NATO đã đồng ý quay vòng số lính ở Đông Âu và lập lực lượng phản ứng nhanh 5.000 quân.

Các nước vùng biển Baltic cũng tăng cường củng cố quân đội, như Estonia hứa triển khai thêm quân ở biên giới giáp Nga, sau vụ một sĩ quan an ninh bị bắt cóc qua Nga.

Estonia đã đáp ứng chỉ tiêu tăng chi quân sự 2 % từ GDP nước này, đang tính tăng lên 2, 05 % trong năm 2015.

Latvia và Litva hiện chi chưa tới 1 % đang tính đạt chỉ tiêu 2 % từ năm 2020.

Đan Mạch, Ba Lan và Đức cũng tính tăng chi quân sự, riêng Đức tính từ năm 2016. Hiện Đức chi 1,3 % GDP cho quân đội.

Đan Mạch nhắm chi hơn 4 tỷ USD để mua chiến đấu cơ F-35, F-18 Super Hornet hoặc Typhoon.

Ba Lan chung biên giới với Nga và Ukraine, sẽ chọn nhà thầu cung cấp trực thăng và hệ thống phòng không trong vòng 1 năm, để làm khởi điểm cho chương trình cải tổ quân đội và thay thế các khí tài quân sự thời Liên Xô với tổng số tiền 27 tỷ USD.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak nói nước ông cũng sẽ mua trực thăng tấn công, máy bay không người lái và tên lửa cho chiến đấu cơ F-16.

Phần Lan và Thụy Điển cũng đã lập liên minh hồi tháng 9 và đang tính có nên gia nhập NATO hay không.

Nhà phân tích an ninh Charly Salonius-Pasternak, của viện vấn đề quốc tế Phần Lan, nói những hoạt động quân sự cũa Nga là “cú đánh thức” đối với các chính khách Phần Lan và Thụy Điển.

Ông nói: “Quân đội Nga có thể thực hiện những điều họ không thể làm hồi 10 nă trước. Nga đang có khả năng vận chuyển quân lớn, tầm xa và khi đến nơi, họ sẵn sàng tinh thần chiến đấu”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật