Công dụng làm đẹp của hoa đào

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hoa đào không chỉ là loài hoa đẹp, được nhiều người ưa thích mỗi khi xuân về, đây còn là loài hoa có công dụng làm đẹp.
Công dụng làm đẹp của hoa đào
Công dụng làm đẹp của hoa đào

Giúp da trắng trẻo, mịn màng

Nếu muốn sở hữu làn da trắng trẻo, nhu nhuận, mịn màng có thể dùng bài thuốc có tên gọi là Ngọc nhan tán, gồm các vị: hoa đào 200g, đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 250g, và bạch dương bì (vỏ cây bạch dương) 100g.

Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn.

Hoặc có thể dùng bài Tam hoa trừ trựu dịch gồm có hoa đào, hoa sen và hoa phù dung lượng bằng nhau, sắc lấy nước rửa mặt hàng ngày. Cũng có thể dùng hoa đào tươi 120g ngâm với 500 ml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 10 ml.

Trị mụn trứng cá, mụn nhọt trên da

Để trị trứng cá, mụn nhọt trên da mặt, bạn nên dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật mà bôi hoặc dùng hoa đào và đan sa với liều lượng như nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 đồng cân (3 - 4g) vào lúc đói trong 10 - 20 ngày.

Ngoài ra, để trị mụn nhọt ở vùng lưng, bạn nên dùng bột hoa đào hòa với dấm đặc mà bôi lên tổn thương nhiều lần trong ngày.

Trị nám da, tàn nhang

Để trị các vết nam, tàn nhang bạn có thể áp dụng một số công thức làm đẹp sau:

Hoa đào tươi 50g, nhân hạt bí đao 50g, hai thứ nghiền nhỏ trộn đều với mật ong thành hỗn hợp thoa lên mặt vài lần mỗi ngày.

Hoa đào tươi 250g và bạch chỉ 30g ngâm với 1 lít rượu trắng, sau 1 tháng thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 ml.

Hoa đào 10g, hoa sen 15g hãm với nước sôi trong bình kín sau 15 phút thì dùng, uống thay trà trong ngày.

Trị vết rám đen ở mặt

Để trị các vết rám đen ở mặt, người ta dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn. Bài thuốc này có tên gọi là Bạch dương bì tán, được ghi lại trong sách Trửu hậu phương.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật