Nga sẽ chiếm miền đông Ukraine như cách đã dùng ở Crimea?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hôm 17/11, hãng tin Al Jazeera dẫn nhận định của nhiều nhà phân tích cho rằng động thái tăng cường chuyển quân và vũ khí tới miền Đông Ukraine gần đây của Nga rất giống với kịch bản sáp nhập Crimea.
Nga sẽ chiếm miền đông Ukraine như cách đã dùng ở Crimea?
Đoàn xe quân sự đang tiến vào Donetsk, miền Đông Ukraine.

Theo Al Jazeera, kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, Nga đã thường xuyên chuyển quân và vũ khí cho quân ly khai ở miền Đông, tuy nhiên lần cung cấp xe tăng, tên lửa, binh sĩ này lại ẩn chứa nhiều chi tiết đáng lo ngại.

Từ tuần trước, các đoàn xe không gắn bất cứ dấu hiệu nhận dạng nào đã liên tục di chuyển tới các khu vực do ly khai kiểm soát ở Donetsk và Luhansk. Chúng chở theo các hệ thống vũ khí hiện đại, các thiết bị radar chưa từng xuất hiện trong suốt cuộc khủng hoảng đã kéo dài nhiều tháng qua ở Ukraine.

Nga tiếp tục bác bỏ những cáo buộc mới nhất về việc hỗ trợ cho ly khai, nhưng các cường quốc phương Tây dường như đã mất hết kiên nhẫn với những lời bác bỏ đó. Thời điểm và bản chất của việc gia tăng tiếp viện cho ly khai lần này đã khiến các nhà ngoại giao lo sợ rằng sắp có “chuyện lớn” xảy ra và đang phải “vò đầu bứt tai” để cố tìm ra mục đích cuối cùng của ông Putin.

Tờ The New Republic (TNR) bình luận, việc tăng cường hỗ trợ quân sự cho ly khai lần này của Nga rất giống với kịch bản sáp nhập Crimea hồi tháng Ba. Vào thời điểm đó, ông Putin cũng phủ nhận việc đang điều quân xâm nhập Crimea. Lúc đó người ta cũng nhìn thấy hàng đoàn quân không phù hiệu tiến vào bán đảo. Và chỉ một thời gian ngắn sau đó, cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Crimea đã diễn ra. Không ít lâu sau, thủ tục sáp nhập Crimea được Nga đơn phương hoàn tất.

TNR cho rằng, kịch bản tương tự đang diễn ra tại khu vực Donbass rộng lớn của Ukraine.

Lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine được cho là ko tồn tại.

Tuy vậy, nhiều người lại lập luận, mặc dù Nga luôn đề cập tới miền Đông Ukraine với cái tên là Novorossiya (Nước Nga mới) nhưng việc sáp nhập khu vực này có thể sẽ đi ngược lại với các mục tiêu của Nga. Họ lưu ý, nếu Moscow lấy Donbass, khu vực thân Nga lớn nhất của Ukraine, thì phần còn lại sẽ là một nhà nước gần như hoàn toàn ủng hộ phương Tây, mặc dù có nhỏ hơn và yếu hơn.

Ông Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược Carnegie ở Moscow nói: "Tôi thấy Donbass rất khác với Crimea. Khu vực này có vai trò như là một của ngõ cho các chính sách của ông Putin về việc đảm bảo các lợi ích của Nga ở toàn bộ Ukraine”.

Một giả thuyết khác được nhiều người chấp nhận hơn là Nga đang cung cấp vũ khí để quân ly khai tiến hành một cuộc tấn công mạnh mẽ nhằm mở một con đường đất liền từ miền Đông tới bán đảo Crimea.

Hầu hết các nhà phân tích cũng loại trừ khả năng ông Putin sẽ khởi động một cuộc xâ‌m lượ‌c chính thức miền Đông Ukraine.

Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy đa phần người Nga ủng hộ việc tổng thống của họ đối đầu với phương Tây vì Ukraine. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra mới nhất của Trung tâm thăm dò dư luận Nga Levada Center, 68% người Nga phản đối việc gửi quân tới Ukraine, và những lo ngại về các biện pháp trừng phạt từ phương Tây cũng ngày càng tăng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo ông Trenin, Tổng thống Nga Putin chỉ đang muốn truyền tải một thông điệp cảnh báo. Ông Trenin nói: “Tôi nghĩ động thái đó chỉ nhằm răn đe. Nga đang gửi thông điệp tới phương Tây rằng trong bất kì hoàn cảnh nào, Moscow cũng không để yên cho Ukraine tiêu diệt ly khai ở Donetsk và Luhansk. Nếu chiến tranh quy mô rộng lớn xảy ra ở Ukraine thì nó sẽ leo thang và ảnh hưởng đến phương Tây”.

Adrian Karatnycky, chuyên viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương  thì cho rằng Nga đang cố biến Donbass thành một nhà nước được quân sự hóa cao độ với đội quân bí mật của Nga, một Sparta (một trong những đội quân ưu tú, hùng mạnh nhất thế giới cổ đại) thu nhỏ.

Quang cảnh tan hoang tại sân bay Donetsk sau các cuộc giao tranh.

Ông Karatnycky nói: "Một nhà nước được quân sự hóa ở Donbas còn nguy hiểm hơn nhiều. Đó sẽ là động cơ của cuộc chiến lâu dài chống lại chính phủ thân phương Tây của Ukraine, nhằm phá hủy nền kinh tế và ngăn chặn Kiev gia nhập cộng đồng châu Âu”.

Tuyên bố của ông Aleksandr Zakharchenko, lãnh đạo ly khai ở miền Đông Ukraine cũng cho thấy hướng đi tiếp theo của Nga. Theo đó, lực lượng ly khai đang thành lập quân đội, không chỉ “có khả năng phòng thủ mà còn có thể tiến công” chống lại quân đội Ukraine.

Về phần mình, các nhà lãnh đạo Ukraine cũng đã liên tục thể hiện quyết tâm chống lại Nga trong những tuần qua. Hôm 14/11, Thủ tướng ars‌eny Yatsenyuk khẳng định "nhiệm vụ số 1" của Kiev hiện nay là xây dựng quân đội "có khả năng ngăn chặn sự xâ‌m lượ‌c của Nga”. Ngay ngày hôm sau, Tổng thống Petro Poroshenko đã đóng cửa tất cả các cơ quan nhà nước ở các khu vực ly khai kiểm soát bao gồm cả các bệnh viện và trường học, ngân hàng.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Al Jazeera, một công ty truyền thông quốc tế đặt trụ sở tại Doha, Qatar. Al Jazeera, đã thu hút được sự chú ý từ quốc tế sau vụ khủ‌ng b‌ố 11/ 9 nhờ một kênh truyền hình chuyên đưa tin trực tiếp từ chiến trường Afghanistan.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật